Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh ngoài da do virus nên rất dễ lây lan, bùng phát thành đại dịch. Chúng có thể truyền nhiễm một cách nhanh chóng qua đường không khí (hô hấp) khi người bệnh ho, sổ mũi hoặc hắt xì mà người lành vô tình hít phải.
Bệnh thủy đậu có thể “tấn công” con người bất cứ khi nào
Ngoài ra, thủy đậu dễ lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ các ban bóng nước. Người mắc thủy đậu có thể truyền nhiễm cho người khác từ hai ngày trước khi phát ban và cho đến khi nốt mụn se lại, tạo thành sẹo. Khi tiếp xúc với virus varicella zoster, phải cần khoảng 10 – 21 ngày mới phát bệnh. Nếu con bạn bị trái rạ, bé phải nghỉ học ở nhà cho đến khi ban hoàn toàn lành, thường trong khoảng 6 – 7 ngày sau phát ban. Bạn nên giữ trẻ tránh xa những bé khác chưa bị bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vacxin phòng virus này.
Bệnh tay - chân - miệng
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, dễ lây lan thành dịch làm nhiều người mắc. Bệnh do coxsackie virus A16 gây ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Cách phòng tránh: Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Hãy tạo thói quen này cho trẻ làm hàng ngày, đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, lau sạch đồ chơi, những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, khi nghi ngờ có mầm bệnh hoặc nơi có mầm bệnh không cho trẻ tiếp xúc…

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay - chân – miệng