THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng khi trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ đặc biệt là rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hơn
Ngày/tháng/năm sinh: 21/05/1992
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị Công tác: Trường Mầm non Trường Thành
Điện thoại DĐ: 0384611744
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Trường Trường Thành
Địa chỉ: Thôn Phương Chủ Nam xã Trường Thành, huyện An Lão, Thành phố Hải
Phòng
Điện thoại: 0225 3572425
I. Mô tả giải pháp đã biết
Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã nói: “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của
mình”. Đây cũng là lời nhắc nhở của Bác với tất cả giáo viên mầm non là phải biết
cách rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đưa trẻ vào nề nếp và để trẻ có thể chủ động
trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ bản thân
nói riêng cho trẻ là điều rất cần thiết với trẻ mầm non. Rèn kỹ năng tự phục vụ là
một trong những kỹ năng quan trọng của trẻ nhà trẻ 24-36 tháng.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho trẻ rất nhiều lợi
ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp trẻ sớm có một cơ thể cường
tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi
với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh
cho chính mình cũng như cho cộng đồng
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát
triển nhân cách sau này như: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và
một số kỹ năng cho trẻ.Tuy nhiên trẻ mầm non thường quá được cưng chiều, không
phải làm việc gì lên trẻ ỷ lại và chỉ biết trông chờ vào người khác phục vụ. Trẻ không
2
có kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham
gia các hoạt động tập thể. Việc rèn cho trẻ có kỹ năng phục vụ, trẻ có ý thức được sự
cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình. Giáo dục kỹ năng sống
nói chung và kỹ năng tự phục vụ bản thân nói riêng cho trẻ là điều rất cần thiết với trẻ
mầm non.
Xuất phát từ các đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non, đặc điểm
nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục
cho trẻ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời phát huy tính tích
cực, chủ động của trẻ, tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để rèn được kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ? Và cũng đã có nhiều giáo viên nghiên cứu đến vấn đề này như:
- Sáng kiến: “Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 24-36 tháng” của cô giáo
Nguyễn Thu Trang, Trường Mầm Non Trường Thành.
- Sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sắp xếp đồ dùng cá nhân cho trẻ
nhà trẻ của cô giáo Mai Thị Lượm, Trường Mầm Non Trường Thành.
- Sáng kiến :“ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng rèn các kỹ năng tự phục
vụ” của Nguyễn Thị Lan Hương, Trường Mầm Non Hoạ Mi.
Qua nghiên cứu những sáng kiến trên, tôi thấy các sáng kiến có những ưu điểm
và hạn chế như sau:
1. Ưu điểm
- Các sáng kiến trên đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với giáo dục mầm non,
có bố cục chặt chẽ, nội dung rõ ràng.
- Nội dung sáng kiến đều nêu bật được tầm quan trọng, vai trò của việc rèn kỹ
năng tự phục cho trẻ.
2. Những tồn tại, hạn chế:
- Các biện pháp của các đề tài trên chưa đưa ra những biện pháp cụ thể hữu
hiệu để rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ.
- Các giải pháp chưa tạo được nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trải
nghiệm.
- Giáo viên chưa có nhiều hình thức sáng tạo, chưa phối hợp với gia đình trong
việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ đạt kết quả chưa cao.
Vì vậy sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ độ tuổi
24-36 tháng” được xem như là một trong những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế
trên.
3
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Nội dung giải pháp đề xuất
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho
nền giáo dục của nước nhà. Giáo dục mầm non không phải dạy trẻ những kiến thức
cao siêu mà là dạy trẻ những điều đơn giản nhất, những kỹ năng nhỏ nhất giúp trẻ có
những kỹ năng và kiến thức sơ đẳng để học ở các bậc tiếp theo. Rèn kỹ năng tự phục
vụ là một trong những nội dung giáo dục quy định trong chương trình giáo dục mầm
non .Tuy nhiên trẻ mầm non thường quá được cưng chiều, không phải làm việc gì lên
trẻ thường ỷ lại và chỉ biết trông chờ vào người khác phục vụ. Trẻ không có kỹ năng
tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia các hoạt
động tập thể. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ ràng tiếp thu, học hỏi và thay đổi.Vì vậy, dạy
trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân giai đoạn này rất tốt cho trẻ. Giáo dục kỹ năng tự
phục vụ bản thân là nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển nhân cách
sau này cho trẻ.
Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
độ tuổi 24-36 tháng” và tìm ra một số biện pháp sau:
1.1. Giải pháp 1: Khảo sát về thực trạng
Để nắm bắt được khả năng tự phục vụ của trẻ tới đâu thì ngay từ đầu năm học
tôi đã khảo sát khả năng tự phục vụ của tất cả các trẻ trong lớp và khảo sát điều kiện
cơ sở vật chất để đưa ra giải pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng tự phục vụ cho
phù hợp.
Hầu hết các giáo viên khi nhận lớp thường không quan tâm đến trẻ như thế nào
mà chỉ chú trọng vào việc dạy trẻ theo kế hoạch sao cho đúng và đủ theo chương
trình mà chưa chú ý đến tính phù hợp với khả năng thực tế của trẻ, chính vì vậy mà
hiệu quả giáo dục đạt được chưa cao. Để khảo sát thực trạng trẻ của lớp tôi đã quan
sát trẻ hàng ngày từ khi bắt đầu trẻ đến lớp, qua các hoạt động trong ngày của trẻ tôi
quan sát và ghi chép lại những kỹ năng nào trẻ đã làm được, những kỹ năng nào trẻ
chưa thực hiện. Đồng thời tôi thăm dò của phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ về các
kỹ năng trẻ thực hiện ở nhà để có những kết quả cụ thể, chính xác để xây dựng kế
hoạch và có những biện pháp rèn trẻ phù hợp, đạt hiệu quả.
Kết quả cụ thể như sau:
STT Nội dung Kết quả khảo sát trẻ
4
Đạt Chưa Đạt
1
Thói quen vệ sinh (nói với người lớn
khi có nhu cầu đi vệ sinh, biết tự đi vệ
sinh đúng nơi quy định...)
8/23 = 34.7% 15/23 = 65.3%
2 Thói quen trong ăn uống(tự xúc ăn, tự
lấy nước uống,...) 6/23 = 26% 17/23 = 74%
3 Tự cất đồ dùng cá nhân(dép, ba lô,
gối...) đùng nơi quy định 6/23 = 26% 17/23 = 74%
4 Các kỹ năng khác: Tự mặc quần áo
khi bị ướt, bị bẩn, kỹ năng đi dép…. 3/23 = 13% 20/23 = 87%
* Về cơ sở vật chất:
- Có tương đối đủ đồ dùng cho cô và trẻ hoạt động.
- Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng như: giá dép, tủ đồ dùng cá nhân cho trẻ,
tủ đựng cốc, cốc inoc, có vòi cho trẻ rửa tay, giá dép,bình nóng lạnh…
- Có ti vi màn hình lớn, máy tính, kết nối wifi cho các lớp.
- Có nhà vệ sinh riêng cho trẻ.
Trên cơ sở thực trạng trẻ của lớp cũng như điều kiện cơ sở vật chất của lớp tôi
tiến hành xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của
trẻ ở lớp tôi.
1.2. Giải pháp 2: Lựa chọn và phân bổ nội dung hình thành kỹ năng cho
trẻ 24-36 tháng theo từng tháng phù hợp với trẻ
Xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học là kim chỉ nam cho sự phấn đấu để
đạt được mục tiêu và nhiệm vụ năm học vì nó gắn liền giữa khoa học với thực tiễn.
Căn cứ vào chương trình giáo trình giáo dục trẻ độ tuổi 24-36 tháng và kế
hoạch của nhà trường, căn cứ vào kết quả đạt được và những mặt tồn tại trong quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ, căn cứ vào tình hình thực tế trẻ ở lớp về nhận thức của
trẻ, về kỹ năng của từng trẻ và điều kiện cơ sở vật chất của lớp mình phụ trách.Từ đó,
tôi xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ của lớp sao cho phù hợp với sự
phát triển của trẻ. Cụ thể:
* Tháng 9+ tháng 10: Do trẻ mới đi học nên tôi đã lựa chọn những kỹ năng
đơn giản, dễ thực hiện và cũng là nhu cầu tất yếu của trẻ để đưa vào hình thành vàrèn
luyện, tạo cho trẻ thói quen dần dần trở thành kỹ năng, để trẻ tự phục vụ không cần
sự giúp đỡ của người lớn như là: Kỹ năng tập ngồi bô khi có nhu cầu, kỹ năng đi vệ
sinh đúng nơi quy định, kỹ năng cất đồ dùng đúng nơi quy định, kỹ năng đi dép, kỹ
năng tập cầm thìa xúc ăn, kỹ năng tự lấy nước uống.
5
* Sang tháng 11 + tháng 12: Do trẻ đã quen với môi trường ở trường mầm
non, trẻ bắt đầu hòa đồng với các bạn, với cô giáo, trẻ đã tích cực hơn với các hoạt
độngở trường nên kỹ năng tôi đưa vào kế hoạch là kỹ năng: Tự cất, lấy giầy dép, ba
lô đúng nơi quy định; tự lấy, cất gối khi đi ngủ...
* Tháng 1 + tháng 2: Tôi rèn cho trẻ kỹ năng cởi, mặc quần áo, đi tất, đi giày;
rèn kỹ năng tự xúc ăn cho trẻ, kỹ năng cất thìa, bát đúng nơi quy định.
* Tháng 3 + tháng 4+ Tháng 5: Lúc này trẻ đã có được 1 số kỹ năng tự phục
vụ
những việc đơn giản, để chuẩn bị cho trẻ chuyển sang lớp lớn hơn.Tôi đã lựa
chọn các kỹ năng khó hơn để dạy trẻ: Làm quen một số thao tác đơn giản như: Lau
mặt; Rửa tay; Dạy trẻ biết cách cài khuy áo; Tập nói với người lớn khi có nhu cầu
ăn, ngủ, vệ sinh...
Từ kế hoạch trên giúp tôi quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra nhằm
rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ trong độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng.
1.3. Giải pháp 3: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ
giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Xây dựng môi trường cho trẻ là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện,
ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động,
có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận:
Môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan
chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. Môi trường đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp,
nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả
năng của mình, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ
sung. Chính vì điều đó nên tôi đã chú trọng tạo môi trường lớp học thân thiện, lành
mạnh giúp trẻ có tâm lý tốt cũng như có cơ hội được bộc lộ khả năng tự phục vụ của
mình.
Với môi trường vật chất trong lớp tôi đã sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng
ngăn nắp và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Các giá góc cũng như đồ dùng cá nhân
của trẻ được xếp ngay ngắn, đúng nơi quy định. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm những
tranh ảnh về hành vi, thói quen tự phục vụ cho trẻ để trẻ hàng ngày được xem, nhìn
thấy và có thể bắt chước làm theo. Các hình ảnh như: Bé khoanh tay chào cô, để dép
lên giá, cất ba lô vào tủ… tôi treo ngay cửa ra vào, khi đến lớp trẻ có thể nhìn thấy
ngay. Ngoài ra tôi còn tận dụng ngay chính hình ảnh của các bé ở lớp hoặc ở nhà thực
hiện kỹ năng tự phục vụ của mình để làm hình ảnh treo và để ở góc sách để mọi trẻ
6
có thể xem và nhìn thấy. Chính từ những hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh tự chụp của
trẻ là động lực giúp trẻ và các bạn khác hứng thú học tập và làm theo.
Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh
hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ cùng chơi, cùng
học, chăm chút cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng
trong việc hình thành những thói quen, nề nếp và kỹ năng cho trẻ. Cô là tấm gương
cho trẻ noi theo. Trong mọi hoạt động trong ngày cô luôn tươi cười, thân thiện giữa
cô với cô giáo cùng lớp, giữa cô với trẻ tạo bầu không khí an toàn, ấm áp để trẻ có
tâm lý thoải mái, an toàn khi được ở bên cô, được cùng cô hoạt động. Mọi hành động,
cử chỉ của cô đều phải chuẩn và mẫu mực để trẻ bắt chước làm theo
VD:
- Khi đến lớp cô giáo cất gọn gàng túi sách, mũ, dép và khi trẻ đến thấy cô xếp
gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo cô.
- Trong giờ học khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc trẻ
xếp gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định….
Sự sạch sẽ gọn gàng, một số thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn
những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở,
thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng dễ chịu, cung cấp cho trẻ những
mẫu hành vi văn hoá, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cô giáo và những
trẻ khác xung quanh trẻ. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ thói quen tốt để hình
thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự
lập sau này.
1.4. Giải pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ thực hiện kỹ năng tự phục vụ ở mọi
lúc mọi nơi
Bản chất trẻ mầm non nhanh tiếp thu nhưng cũng chóng quên nên việc rèn kỹ
năng tự phục vụ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày là vô cùng
quan trọng. Trẻ quan sát, thực hành, trải nghiệm những công việc đơn giản từ đó trẻ
có những kỹ năng tự phục vụ bản thân.Việc rèn kỹ năng đòi hỏi phải thường xuyên
và liên tục vì vậy cô phải tiếp tục cho trẻ thực hành kỹ năng bằng cách: Cô lồng ghép
vào các giờ học và vào các hoạt động trong ngày để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Trong giờ đón trả trẻ: Đối với trẻ nhà trẻ thì việc rèn tính tự phục vụ cho trẻ
là rất cần thiết, hoạt động đón trả trẻ là khoảng thời gian tôi tận dụng để trò chuyện và
cung cấp kiến thức cho trẻ. Rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ tự đi vào
lớp, tự cởi giầy dép và để lên giá.Cho trẻ nhận biết ba lô và ký hiệu ngăn tủ của mình
yêu cầu trẻ cất ba lô vào đúng ngăn tủ của mình và đóng cánh tủ lại. Khi được bố mẹ
7
đón về thì trẻ tự đi lấy ba lô và ra về. Những công việc tưởng chừng như đơn giản
này giúp trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình, gọn gàng và ngăn nắp hơn
không còn ỷ lại vào bố mẹ nữa. Khi đón trẻ vào lớp, tôi trò chuyện với trẻ những việc
khi trẻ làm ở nhà hay khi đến lớp. Tôi có thể đưa ra những câu hỏi:
+ Hôm qua con ở nhà có ngoan không?
+ Con đã làm những việc gì?
+ Sáng nay bạn nào biết tự mặc quần áo đi học, tự cất dép và ba lô?
Các bé lớp nhà trẻ D1 tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
Hay trong giờ hoạt động góc: Khi trẻ chơi ở góc thao tác vai, tôi cho trẻ bế
em, nấu ăn, bán hàng, làm bác sĩ...Khi kết thúc chơi, tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng
lên giá cho gọn gàng, đúng nơi quy định.
Bên cạnh đó tôi còn rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ trong giờ vệ sinh, ăn –
ngủ: Cô rửa tay cho trẻ qua 6 bước bằng xà phòng, lau khô tay rồi rửa mặt, Vừa thực
hiện tôi vừa trò chuyện với trẻ để trẻ biết và dần dần hình thành cho trẻ thói quen,
nhu cầu rửa tay rửa mặt khi cần thiết. Khi trẻ ăn cô động viên trẻ cầm thìa xúc ăn hết
xuất, nhai kỹ, khi ăn không nói chuyện, cơm vãi thì nhặt để ở đĩa và lau tay vào khăn,
khi ăn xong trẻ tự cầm bát, thìa cất đúng nơi quy định. Sau khi ăn xong trẻ biết tự lau
miệng và lấy nước xúc miệng, uống nước.
8
Trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn gọn gàng, sạch sẽ
Với hoạt động chiều: Khi cô cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi, trẻ biết lấy đồ
chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Hoặc cô cho trẻ ôn đọc các bài thơ, nghe các
câu chuyện, bài hát nhằm giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Ví dụ: Bài hát:
Đôi dép, truyện: Bé làm được những việc gì...
Cứ như vậy qua các hoạt động tôi uốn nắn, giáo dục, rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ những thói quen, hành vi tốt.
Qua việc làm này tôi thấy trẻ rất thích được làm công việc tự phục vụ cho
mình, trẻ tự tin hơn, mạnh dạn, khéo léo hơn trong các hoạt động khác.Trẻ rất thích
và phấn khởi làm một số công việc tự phục vụ, tạo cho trẻ hình thành phát triển kỹ
năng sống trong giai đoạn sau.
1.5.Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để rèn một số kỹnăng tự phục vụ và
thói quen hành vi đạo đức cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng để giúp trẻ có
những kỹ năng tốt nhất. Chính vì vậy tôi luôn quan tâm đến việc phối kết hợp cùng
với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Tôi dùng nhiều hình thức để
tuyên truyền, phối kết hợp cùng phụ huynh. Tôi tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh
qua các buổi họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ hàng ngày.
Ngay từ đầu buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa ra nội dung cần rèn những
kỹ năng tự phục đối với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng cho phụ huynh nắm bắt những kiến
thức cơ bản trẻ cần đạt được và một số kỹ năng tự phục vụ của trẻ và tầm quan trọng
của việc cung cấp kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
9
Đồng thời buổi sáng khi đưa con đi học tôi thường xuyên trao đổi với phụ
huynh, hướng dẫn phụ huynh ở nhà cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ như: tự
đi vệ sinh, tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định...Phụ huynh không làm hộ trẻ.
Bên cạnh đó tôi trao đổi về kết quả học tập, thái độ, hành vi và một số kỹ năng tự
phục vụ của từng trẻ đến phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ.
Ngoài ra, tôi còn phối hợp với phụ huynh bằng hình thức gián tiếp qua bảng
tuyên truyền của lớp, qua trang thông tin zalo, fecbook của nhóm lớp.
Trong lớp, tôi xây dựng góc tuyên truyền cập nhật các nội dung giáo dục hành
vi tốt qua hình ảnh, hướng dẫn một số nội dung rèn kỹ năng cho trẻ với hình thức
bằng các tờ rơi nhỏ để phụ huynh có thể mang về tham khảo. Ngoài ra tôi còn mời
phụ huynh tham gia chương trình học của trẻ để phụ huynh biết cùng cô giáo dục trẻ.
Một hình thức mới mà chưa giáo viên làm và tôi đã thực hiện đó là quay và gửi cho
phụ huynh những hình ảnh, hoạt động của trẻ ở lớp, khi đó phụ huynh thấy con
ngoan, tiến bộ, tự làm được một số việc nhỏ nên phụ huynh rất phấn khởi. Với cách
làm như vậy, phụ huynh hiểu và hưởng ứng nhiệt tình cùng với cô, giúp cho hiệu quả
rèn kỹ năng tự phục vụ của trẻ đạt hiệu quả cao vì dù ở trường hay ở nhà trẻ đều được
hướng dẫn, được rèn luyện thay vì người lớn làm hộ trẻ. Từ đó tạo thói quen và hình
thành cho trẻ những thói quen tự phục vụ phù hợp với trẻ, đạt mục tiêu giáo dục đề
ra.
2. Tính mới, tính sáng tạo
2.1: Tính mới
Trong sáng kiến này, tôi đã sử dụng một số biện pháp mới như: khảo sát học
sinh, tạo môi trường lành mạnh, tạo cơ hội cho trẻ để trẻ có cơ hội trải nghiệm nhiều
hơn nhằm thay đổi được thực trạng của lớp và nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho bản
thân.
2.2. Tính sáng tạo
Tôi đã linh hoạt sáng tạo việc đổi mới hình thức rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
của giáo viên trong việc nghiên cứu tìm tòi các biện pháp, hình thức tổ chức hoạt
động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng.
3. Khả năng áp dụng nhân rộng
- Sáng kiến được áp dụng cho việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng
tuổi tại Trường Mầm non Trường Thành - An Lão - Hải Phòng.
- Sáng kiến có khả năng áp dụng không phải chỉ ở một trường mầm non mà tất
cả các sơ sở giáo dục mầm non từ công lập đến tư thục đều thực hiện được.
4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
10
4.1. Hiệu quả kinh tế:
Sáng kiến đưa ra một số giải pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao, không tốn
kém, chỉ cần sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lí, lòng nhiệt tình, thường
xuyên nghiên cứu một cách nghiêm túc.
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội:
* Đối với trẻ:
- Qua thời gian áp dụng các giải pháp trên trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ tại lớp nhà trẻ D1 tại Trường Mầm Non Trường Thành, tôi nhận thấy các biện
pháp tôi áp dụng có tính sáng tạo, linh hoạt và mang lại kết quả thiết thực. Kết quả cụ
thể như sau:
ST
T Nội dung
Trước khi áp
dụng
Kết quả sau
khi áp dụng So sánh
Đạt Đạt
1
Thói quen vệ sinh (nói với
người lớn khi có nhu cầu đi vệ
sinh, biết tự đi vệ sinh đúng
nơi quy định...)
8/23 = 34.7%
20/23 = 86.9% Tăng
52.2%
2 Thói quen trong ăn uống(tự
xúc ăn, tự lấy nước uống,...) 6/23 = 26% 18/23 = 78.2% Tăng
52.2%
3
Tự cất đồ dùng cá nhân(dép,
ba lô, gối...) đùng nơi quy
định
6/23 = 26% 19/23 = 82.6%
Tăng
56.6%
4
Các kỹ năng khác: Tự mặc
quần áo khi bị ướt, bị bẩn, kỹ
năng đi dép….
3/23 = 13% 16/23 = 69.5% Tăng
56.5%
Nhìn vào bảng tổng hợp ở trên ta thấy: Các kỹ năng tự phục vụ theo yêu cầu
của độ tuổi nhà trẻ: Tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu sau khi áp dụng các biện pháp, đã tăng gấp
3-5 lần so với trước khi chưa áp dụng các biện pháp.Trẻ đã có những kỹ năng tự phục
vụ như: Cất đồ dùng cá nhân, tự xúc ăn, ăn uống gọn gàng sạch sẽ, tự cất bát, thìa,
lấy khăn lau miệng khi ăn xong, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, ngủ đúng giờ, biết
lấy, cất gối giúp cô...
- Tôi và phụ huynh đều rất phấn khởi vì trẻ đi học chăm ngoan hơn, tích cực
tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
11
- Tạo cho trẻ niềm yêu thích được tự phục vụ bản thân mà không cần sự giúp
đỡ của người lớn.Tạo tiền đề cho trẻ hứng thú tham gia các kỹ năng tự phục vụ bản
thân sau này.
* Đối với phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh thấy được sự tiến bộ của con mình khi trẻ biết tự phục vụ
bản thân.
- Phụ huynh thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của nhà trường, của cô
giáo trong việc rèn các kỹ năng cho trẻ.
* Đối với đồng nghiệp:
- Giáo viên chủ động, linh hoạt hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt
là rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
4.3.Giá trị làm lợi khác:
Sáng kiến kinh nghiệm này phù hợp với chương trình giáo dục mầm non mới
hiện nay nhằm hướng đến việc tạo hứng thú cho trẻ, phát huy được cao nhất tính tích
cực, chủ động của trẻ.
Các giải pháp tôi đưa ra rất phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ chung
của xã hội. Từ việc xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể phù hợp với điều kiện của lớp
mình đã giúp cho giáo viên có một phương pháp làm việc khoa học, nề nếp, có tác
dụng phát huy vai trò chủ động của từng giáo viên để thực hiện tốt rèn kỹ năng tự
phục vụ nói riêng và nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ nói chung .
Trên đây là một số giải pháp tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu
đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng”. Rất mong
được sự tham gia góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến
của tôi hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trường Thành, ngày 14 tháng 01 năm 2021
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
NGUYỄN THỊ HƠN