THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng rèn các kỹ năng vận động cơ bản
cho trẻ 3 tuổỉ tại trường mầm non Trường Thành
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển vận động cho trẻ mầm non
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Ngày/tháng/năm sinh: 01/ 01/ 1972
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị Công tác: Trường Mầm non Trường Thành
Điện thoại DĐ: 0973043352
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Trường Trường thành
Địa chỉ: Thôn Phương Chủ Nam xã Trường thành huyện An Lão Thành phố Hải phòng
Điện thoại: 0225 3572425
Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân với
mục tiêu “Giúp trẻ em phát triển thển chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một”. Qua đó cho thấy giáo
dục thể chất cho trẻ mầm non là nền móng, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Giáo dục thể chất đã góp phần tôi luyện cơ thể, rèn luyện các kĩ năng vận động, hình
thành thói quen vận động tốt và giúp cho trẻ luôn có tinh thần sảng khoái, vui tươi,
hứng khởi với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó việc rèn các kĩ năng
vận động cơ bản cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 tuổi nói riêng nhằm thỏa mãn nhu
cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, sức đề kháng, phát triển các tố chất
vận động cơ bản như nhanh, mạnh, sức bền, sự dẻo dai, khéo léo...cơ thể phát triển cân
đối hài hòa...Rèn kĩ năng vận động cho trẻ có vai trò quan trọng như vậy nhưng trong
thực tế vẫn còn hiện tượng giáo viên thiên dạy trẻ về các vận động thô, ít chú ý dạy trẻ
vận động tinh. Giáo viên chưa linh hoạt trong việc đổi mới các hình thức tổ chức hoạt
động cho trẻ, chưa sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi, đồ chơi vận động cho trẻ
dẫn đến các hoạt động rèn kĩ năng vận động cho trẻ mặc dù được tổ chức bài bản theo
đúng phương pháp nhưng còn khiên cưỡng, còn nhiều hạn chế. Do vậy tôi đã tìm tòi
nghiên cứu một số biện pháp để cải thiện vấn đề trên với đề tài: “Giải pháp nâng cao
chất lượng rèn các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 tuổỉ tại trường mầm non
Trường Thành”, giải pháp này tôi đã áp dụng thành công tại đơn vị.
I.Mô tả giải pháp đã biết
Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người nên cơ thể các con còn rất non nớt, tâm
hồn các con rất trong sáng thơ ngây. Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ để các con khỏe
mạnh, nhanh nhẹn, vui tươi, linh hoạt...là niềm vui của tất cả mọi người và trước hết nó
là trách nhiệm, là niềm vui, niềm tự hào của những người làm công tác chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ như chúng tôi – cô giáo mầm non. Bởi vậy tôi luôn thực hiện nhiệm
vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao và lương tâm nghề nghiệp của người giáo
viên. Trong 5 lĩnh vực giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, lĩnh vực nào cũng
đều cần thiết và đều rất quan trọng nhưng trong phạm vi của sáng kiến này, tôi muốn đi
sâu đề cập tới lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 3 tuổi. Đặc biệt tôi quan tâm đến vấn
đề về quá trình hình thành và hoàn thiện các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ bởi lẽ đây
là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các giải pháp phát triển tốt thể chất cho
trẻ. Tôi cũng đã đọc một số các sáng kiến, giải pháp của các bạn đồng nghiệp về vấn đề
này như:
- “Biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” của cô
giáo Đào Thị Thu trường mầm non Trường Thành;
-Sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuôi thông
qua hoạt độn ngoài trời” của cô giáo Lê Thị Thu Hiền trường mầm non Trường Thành;
- Sáng kiến: “Sử dụng một số trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động
cho trẻ mầm non” của cô giáo Hoàng Thị Huyền trường mầm non Trường Thành;
- Sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển và rèn các vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo
bé” của giáo viên Bùi Thị Hằng Trường mầm non Hoa Sen – Ninh Bình.
Đây là một trong số các tài liệu mà tôi đã tham khảo của các cô giáo đã thực hiện.
Bản thân tôi nhận định các giải pháp trên có những ưu điểm và hạn chế như sau:
1.Một số ưu điểm của giải pháp đã biết:
- Các giải pháp đã thể hiện rõ vai trò tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển
các kĩ năng vận động cho trẻ 3 tuổi;
- Tổ chức các hoạt động theo đúng phương pháp đặc trưng của giờ học dạy kĩ năng cơ
bản cho trẻ;
- Đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất của trường, lớp để rèn
kĩ năng vận động cho trẻ.
2. Những tồn tại hạn chế của các giải pháp:
- Hình thức tổ chức dạy trẻ các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ chưa phong phú, chưa
đa dạng vẫn theo lối mòn lí thuyết;
- Trong giờ học vận động cơ bản, một số sáng kiến lựa chọn bài tập phát chung, trò chơi
vận động chưa có tác dụng bổ trợ cho vận động cơ bản;
- Chưa linh hoạt trong sử dụng các phương pháp khi tổ chức hoạt động
- Chưa chú ý việc kết hợp với phụ huynh để cùng cung cấp và rèn các kĩ năng vận động
cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, mới chỉ tập trung vào hoạt động học vận động cơ bản.
- Chưa chú ý tới việc phát triển và rèn luyện vận động tinh cho các con.
Với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng rèn kĩ năng vận động cho trẻ,
phát huy những điểm mạnh, tốt của các bạn và hạn chế các tồn tại như trên, tôi dã mạnh
dạn nghiên cứu, tìm tòi và đã tìm ra một số biện pháp mang lại hiệu quả cao, phù hợp
với trẻ của lớp 3 C1 với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng rèn các kỹ năng vận
động cơ bản cho trẻ 3 tuổỉ tại trường mầm non Trường Thành”
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
II.0. Nội dung giải pháp đề xuất
Để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm rèn luyện các vận động cơ bản cho các
con, trước hết tôi phải tìm hiểu kĩ thực trạng các điều kiện về cơ sở vật chất, lớp học,
trường học, tình trạng cụ thể trên trẻ, các yếu tố thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc
nâng cao chất lượng rèn kĩ năng VĐ cho trẻ.
-Thuận lợi
+ Nhà trường đã trang bị nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho việc
dạy trẻ phát triển các kĩ năng vận động, cải tiến một số đồ chơi ngoài trời theo hình thức
đa năng và làm tốt công tác xã hội hóa với phụ huynh tặng các con 1 số đồ chơi ngoài
trời. Trường luôn sạch đẹp, có cây xanh bóng mát, an toàn cho các con hoạt động thể
chất, vui chơi ngoài trời...
+ Trẻ: Đa số trẻ trong lớp nhanh nhẹn, thích tham gia vào các hoạt động
+ Giáo viên: Có tinh thần trách nhiệm cao trong tác, có nhiều năm công tác, có kinh
nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trong đó có nội dung phát triển các kĩ năng
vận động cho trẻ, các đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong quá trình học tập
kinh nghiệm CSNDGD trẻ.
- Khó khăn:
+Thời gian dành cho HĐCSND trẻ tại trường chiếm nhiều thời gian, việc nghiên cứu tài
liệu phát triển thể chất còn hạn chế;
+ Một số cháu vẫn nhút nhát chưa mạnh dạn khi tham gia thực hiện các vận động;
+ Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia hoạt động
phát triển thể chất, còn sợ các con bị đau, sợ ngã...
- Khảo sát về sự hình thành và phát triển tốt các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ khi
tham gia các vận động ở lớp tôi phụ trách có kết quả khảo sát như sau:
STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
Đạt Chưa đạt
1 Hứng thú với hoạt động
2 Kĩ năng thực hiện động tác phát triển các
nhóm cơ và hô hấp
3 Các kĩ năng đi, chạy
4 Các kĩ năng bò, trườn, trèo
5 Các kĩ năng tung, ném, bắt
6 Các kĩ năng bật, nhảy
7 Các kĩ năng cử động của bàn tay, ngón tay,
phối hợp tay mắt
8 Kĩ năng sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng
cao chất lượng rèn các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 tuổỉ tại trường mầm non
Trường Thành”, được cụ thể hóa trong các biện pháp sau:
1.Biện pháp 1: Sáng tạo, tận dụng các đồ dùng, đồ chơi gây hứng thú cho trẻ trong
khi tổ chức các vận động
- Sáng tạo sử dụng đồ dùng vận động ngay trong hoạt động dạy kĩ năng để tăng hứng
thú cho trẻ:
Trong các giờ học vận động cơ bản, có rất nhiều hoạt động giáo viên cần sử dụng đồ
dùng, dụng cụ để trẻ thực hiện vận động. Nếu giáo viên không linh hoạt, chỉ dựa vào
các đồ dùng có sẵn thì khi sử dụng nhiều ngày, nhiều lần trẻ sẽ nhàm chán, không hứng
thú. Do đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để ngay trong giờ học, các con có thể cùng cô
tự thiết kế ra đồ dùng để hoạt động? Và tôi đã thành công với những cách làm sau: Tận
dụng các đồ dùng từ những chiếc khăn, chiếu, bìa hộp catton, chai, lọ nhựa…làm đồ
dùng vận động
+ VD: Trong hoạt động kĩ năng bò chui qua cổng, tôi đã hướng dẫn các con làm cổng
chui bằng cách xếp chồng những chiếc hộp lên nhau, đặt lên trên của chiếc hộp cao nhất
một cái vòm nhỏ bằng bìa, sau đó cho các con dính những chiếc hoa đã được kẹp bằng
băng gia vào xung quanh những cái hộp. Như vậy rát nhanh chóng cô và trẻ đã tạo ra
một đồ dùng vận động rất sáng tạo, đẹp mắt. Chính đồ dùng này đã kích thích sự hứng
thú của trẻ đến không ngờ vì đó chính là đồ dùng do các con tự làm ra.
+ VD: Trong hoạt động – Bước lên xuống bậc cao 30cm, Tôi đã chuẩn bị một chiếc hộp
giấy và những vỏ hộp sữa chiều cao 30cm. Đến phần thực hiện vận động cơ bản, tôi đặt
cho trẻ câu hỏi - làm thế nào để chiếc bục bây giờ? , muốn cái bục này chắc thì phải làm
như thế nào? Tôi cho trẻ một chút thời gian suy nghĩ rồi hướng dẫn các con đặt những
chiếc hộp sữa sát cạnh nhau trong chiếc hộp giấy rồi đóng lại, dán băng dính một mặt
xung quanh cho chắc chắn, có thể gắn thêm một số hoa xung quanh. Thế là các con đã
hoàn thành xong và có một chiếc bục vô cùng xinh xắn để tập. Cách làm này có rất
nhiều tác dụng như: Gây hứng thú, vừa giúp các con có đồ dùng để thực hiện vận động
chính, vừa phát triển cho các con cử động của ngón tay, bàn tay, kĩ năng sử dụng đồ
dùng... mà không tốn kém, không cần nhiều chỗ cất giữ.
+ Các bài tập: “Bò, đi, theo đường díc dắc…” tôi sử dụng dùng chướng ngại vật là các
đồ chơi, cụm cây hoa, ngôi nhà… thay vào các khối gỗ quá quen thuộc và với trẻ lại
không đẹp mắt hoặc các mảnh bìa tôi cùng trẻ vẽ thêm các đường uốn lượn như con
sóng, các dải nhựa màu để cho trẻ đi theo đường hẹp...các con sẽ rất thích thú, thoải mái
tham gia vận động đạt được mục đích yêu đề ra.
- Sáng tạo sử dụng đồ dùng vận động trong khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
+ VD: Khi tôi cho trẻ chơi trò chơi quăng vòng, ném còn...tôi đã cùng trẻ tận dụng các
vỏ chai lọ làm những chiếc đích cho trẻ quăng vòng, vo giấy làm bóng để trẻ ném
còn…trẻ được tíu tít cùng cô chuẩn bị đồ dùng, các con sẽ thấy bầu không khí thân
thiện, thoải mái, vui vẻ hơn, trẻ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tham gia các vận động
VD: Những giờ hoạt động ngoài trời để tận dụng điều kiện tự nhiên trong sân trường
giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng hơn, tôi đã tạo tình huống, cơ hội cho trẻ bằng cách cho
trẻ đi trên các cạnh bồn hoa, sân sỏi trong sân trường, ném bóng trúng đích mẹt, trèo
thang dây…để các con vừa dạo chơi, vừa tham gia vận động, trẻ tự nhiên sẽ cảm thấy
thoải mái, hứng thú, không bị gò ép mà thông qua đó tôi lại rèn được các kĩ năng triển
vận động cho trẻ.
1.2.Biện pháp 2: Luôn đổi mới hình thức tổ chức trong quá trình dạy trẻ các kĩ năng
vận động cơ bản
- Trong hoạt động khởi động: Hoạt động khởi động nhằm mục đích thay đổi tâm thế
của các con từ trạng thái tĩnh sang động, để cơ thể các con có thể thích ứng với vận
động cơ bản có cường độ mạnh hơn bình thường. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, đổi
mới các hình thức sao cho hấp dẫn tránh theo lối mòn hôm nào cũng đi vòng tròn, đi
kiễng gót, đi khom lưng..
+ VD: Tôi kể cho các con nghe một đoạn ngắn trong câu truyện Cậu bé Tích Chu rồi
khéo léo dẫn dắt các con đi tìm bà vừa di chuyển nhẹ nhàng vừa gọi bà ơi!, bà ơi!, chỗ
này đường trơn các con kiễng chân lên, chỗ này đường nhiều lùm cây các con cúi
xuống thấp nhé... các con rất thích hình thức này và thực hiện rất tốt
+ VD: Đôi khi tôi đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động khởi động như mèo rình
chuột (các con làm những chú mèo di chuyển nhẹ nhàng các hướng, khi thì đi nhanh,
khi thì đi chậm, khi thì kiễng chân để đi nhẹ nhàng hơn), hay trò chơi mèo và chim sẻ (
những chú chim sẽ khôn ngoan di chuyển khôn khéo, thay đổi tư thế khi thì nhảy nhẹ
nhàng, khi thì dang cánh bay cao mỗi khi gần mèo...)...Với cách làm như vậy phần khởi
động luôn đạt được mục đích và hấp dẫn trẻ.
- Trong phần trọng động: Tùy vào các chủ đề đang thực hiện, tôi linh hoạt thay đổi các
hình thức sinh động để tạo cho các con cảm giác đấy không phải giờ học mà các con
đang chơi, đang tham gia vào công việc bổ ích như đang cứu những chú chó bị lạc
trong hang, hay là các chú thỏ đi nhổ cà rốt giúp mẹ, làm chú cảnh sát giao thông...
+ VD hóa thân vào các nhân vật:
* Tôi tạo dựng ra một câu truyện về chú chó mải chơi đi lạc vào một cái hang trong
rừng (có đồ dùng minh họa), các con hãy đi theo đường dich dắc thật nhẹ nhàng khéo
léo ...để cứu chú chó...), với trẻ 3 tuổi thì đây chính là nhiệm vụ thật và trẻ sẽ cố gắng
hoàn thành bài tập trên tinh thần tự giác cao.
* Để rèn kĩ năng đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, tôi tổ chức thay đổi cho trẻ
hoạt động ngoài sân trường, các con được hóa thân vào làm chú cảnh sát giao thông,
người điều khiển phương tiện, người đi dạo phố. Như một phép nhiệm màu, toàn bộ trẻ
được đóng vai người lớn tham gia giao thông. Từ chú cảnh sát, đến người đi đường
hoàn toàn tuân thủ theo tín hiệu đèn. Và khả năng đi, chạy của trẻ rất tự nhiên, tuân thủ
đúng hiệu lệnh mà tôi không cần nhắc nhở và sửa nhiều.
+ Tổ chức dưới dạng các hội thi: Tôi thường xuyên tổ chức theo hình thức hội thi để
kích thích trẻ hoạt động vì trẻ 3 tuổi cái tôi trong quá trình phát triển tâm lí trẻ là rất lớn,
trẻ luôn hiếu thắng và tự muốn khẳng định mình nên tôi sử dụng hình thức này rất phù
hợp.
VD Hội thi Bé khỏe ngoan (bật xa 20 – 25 cm, bật về phía trước), hội thi chiến sĩ tí hon
(trườn về phía trước)...Tôi tạo ra cho trẻ một không khí thi đua, kích thích các con hào
hứng tham gia và có thưởng cho những con nào thực hiện tốt đển các con ai cũng cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ ( VĐ kĩ năng)
Bằng các cách làm này trẻ luôn tự giác, tích cực tham gia các hoat động
1.3. Biện pháp 3: Lựa chọn các bài tập phát triển chung và trò chơi vận động phù
hợp trong giờ thể dục kĩ năng nhằm đảm bảo an toàn và phát triển các vận động bền
vững cho trẻ.
Một thực tế vẫn luôn xảy ra là giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy các kĩ năng
vận động cơ bản cho trẻ, chưa chú ý đến tính phù hợp giữa các hoạt động, làm tiêu hao
năng lượng của trẻ một cách vô ích, đôi khi làm trẻ mệt mỏi, sợ mỗi khi tham gia hoạt
động. Do vậy xây dựng nội dung bài dạy, tôi luôn chú ý đến điều này để các con khi
tham gia hoạt động luôn vừa sức, trạng thái hoạt động của cơ thể được thay đổi phù
hợp, làm cho các bài tập kĩ năng cơ bản luôn phát huy tác dụng, thực sự có tác dụng
nâng cao chất lượng rèn các kỹ năng vận động.
- Lựa chọn các động tác trong BTPTC
+VD: Lựa chọn bài tập phát triển chung phù hơp: Các bài tập phát triển chung sử dụng
đưa vào các giờ dạy kĩ năng vận động thường có 4 động tác, tôi đã chú ý lựa các động
tác đó sao cho phù hợp với vận động cao bản. Vì mục đích các động tác này có tác
dụng làm cho cơ thể trẻ thích nghi dần với vận động cơ bản, nhưng cần linh hoạt vì
không phải tất cả các động tác đều cần phù hợp, có những bài tập chỉ lựa chọn được 1 –
2 động tác.
+ VD vận động cơ bản - Bước lên xuống bục cao 30 cm, tôi chọn động tác của BTPTC
là động tác chân bước lên phía trước, bật tại chỗ...
+ VD vận động cơ bản – Trườn về phía trước, tôi lựa chọn động tác tay đưa ra phía
trước.., bụng nghiêng người sang trái phải, co duỗi chân...
- Lựa chọn các trò chơi vận động: Khác với tác dụng của bài tập PTC, các trò chơi vận
động trong giờ học có tác dụng củng cố hoặc thay đổi tâm thế, giảm đần cường độ hoạt
động của trẻ. Do đó tôi lựa chọn các trò chơi vận động sao cho các con tránh mệt mỏi,
vận động không tập trung nhiều vào một cơ quan VĐ.
+ VD vận dộng cơ bản Đi, chạy, bật... sẽ thiên về hoạt động của đôi chân, tôi sẽ lựa
chọn các trò chơi thiên về sử dụng sức mạnh của đôi tay như kéo co, kéo tay...
+ VD vận động cơ bản là các động tác tung, ném, bắt, tôi lựa chọn các trò chơi thiên về
sử dụng lực của đôi chân hơn như: mèo và chim sẻ, cáo và thỏ...
Bên cạnh đó, tôi luôn nghiên cứu kỹ chương trình, mục tiêu đề ra và tìm những hình
thức: Thay đổi địa điểm, đội hình, đặt tên gọi cho hoạt động để kích thích hứng thú của
trẻ. Với trẻ nhỏ cần tìm tòi suy nghĩ những phương pháp mới, phù hợp với sự phát triển
tâm lý của trẻ, trẻ sẽ luôn tự tin, phấn kích. Kết quả cho thấy trẻ cảm thấy rất thoải mái,
tiếp thu cũng như hoàn thiện và phát triển kỹ năng vận động cơ bản một cách tự tin, hoà
hứng, hiệu quả cao.
1.4. pháp 4: Xây dựng góc chơi vận động trong phạm vi của lớp
Ngoài những giờ tổ chức hoạt động chung và những khi tổ chức ôn luyện cho cả lớp
bằng những trò chơi tôi thấy rằng trẻ luôn luôn có nhu cầu vận động, nhu cầu được
chơi, tôi đã tổ chức góc chơi vận động để thoả mãn nhu cầu của trẻ.
- Ở phạm vi lớp, tôi dành một khoảng rộng ngoài hành lang và để tạo góc chơi vận
động cho trẻ. Qui tắc của trò chơi này sẽ xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng cụ và thứ
tự thực hiện dựa trên yêu cầu được củng cố và hoàn thiện trong chương trình.
+VD: Tôi chuẩn bị dụng cụ cho các trò chơi: Ném bóng vào rổ, Ném vòng cổ chai,
chuyền trứng…Mỗi trẻ chơi sẽ thực hiện những hành động chơi chính, không phụ thuộc
vào những trẻ khác, nhưng kết quả của mỗi trẻ chơi lại là động cơ thúc đẩy trẻ khác vận
động chính xác hơn, cố gắng đạt kết quả cao hơn. Hình thức này, tôi chỉ tổ chức cho các
con chơi trong nhóm nhỏ và chú ý đến cách gợi ý, bao quát động viên trẻ.
+ Để phát triển cơ tay vai và cơ chân tôi đã tận dụng mảnh tường ở góc vận động để
làm thang dây. Trẻ được bám vào chiếc thang phối hợp tay nọ chân kia trèo từ thấp lên
cao rồi từ cao xuống thấp. Qua trò chơi: “Bé leo thang dây” trẻ được rèn luyện sự khéo
léo và mạnh dạn tự tin chủ động tham gia vào các hoạt động.
Qua việc tổ chức góc chơi vận động trong lớp, các cháu thực sự vui thích, khuyến
khích được một số cháu lười vận động, đem lại hiệu quả trong việc hoàn thiện và phát
triển kỹ năng vận động cơ bản, trẻ được tự do chọn trò chơi, chơi tự nguyện theo khả
năng hứng thú của mình.
1.5. Giải pháp 5: Phối hợp cùng phụ huynh
Trẻ mẫu giáo còn nhỏ nên thường xuyên được cha mẹ đưa đến trường trao tận tay
cô giáo, đó cũng là điều kiện thuận lợi để cô gặp gỡ, trao đổi, kết hợp cùng phụ huynh
chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn. Ngoài ra tôi còn sử dụng:
- Tuyên truyền các nội dung vận động bằng hình ảnh cụ thể, rõ nét ở ngay góc tuyên
truyền của lớp và trong các buổi họp phụ huynh
- Gửi tin bài các hình ảnh của bé tham gia hoạt động trên ứng dụng zalo, facebook cho
bố mẹ trẻ
+ Với vận động: “Bé leo thang dây”, “Bé chơi với thúng”, “Bé chơi kéo co”… Tôi chụp
ảnh của chính các cháu khi đang thực hiên phóng to, treo ở góc tuyên truyền của lớp.
Khi phụ huynh nhìn vào những hình ảnh này sẽ hiểu ngay vận động này thực hiện như
thế nào, nhằm phát triển khả năng gì? Và biết cần phải tiếp tục giúp trẻ hoàn thiện và
phát triển kĩ năng khi ở gia đình.
+ VD chăm sóc dinh dưỡng, vận động phù hợp lứa tuổi để cơ thể bé phát triển tự nhiên
đúng yêu cầu theo các chỉ số thể chất độ tuổi
+ VD các nội dung về bảo đảm an toàn, tránh gây thương tích, tổn thương các hệ cơ
quan đặc biệt là hệ VĐ của trẻ.
- Trao đổi trực tiếp thường xuyên về những kĩ năng vận động cần hoàn thiện cho trẻ
trong chương trình chăm sóc giáo dục
+ Trong các buổi họp phụ huynh tôi luôn đưa ra các thông tin về chương trình học tập,
rèn luyện của trẻ, nhưng khi cần chuẩn bị trang phục cho trẻ, tâm thế, sức khoẻ, có thể
là các dụng cụ để phụ huynh cùng kết hợp trao đổi cùng cô, quan trọng nhất vẫn là tình
trạng sức khoẻ của trẻ “Trẻ ốm, đau chân, tay, mệt mỏi…” để cô giáo có chế độ học tập
hoặc nghỉ ngơi phù hợp
+ Trao đổi, tư vấn với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho các cháu ở các
tình trạng thừa cân, thiếu cân, lười vận động. VD: Lớp tôi có cháu trai, mẹ cháu đi công
tác một tháng, cháu ở nhà tăng 2kg, cộng với số cân vốn có cháu thừa 5kg. Khi trở về
mẹ cháu rất buồn, cháu trở lên nặng nề, lười vận động. Tôi đã cùng mẹ cháu đề ra chế
độ luyện tập: Ở nhà mẹ và cháu cùng vào cuộc bằng cách dọn nhà và cùng chơi đá
bóng, nhảy dây với cháu.Ở lớp tôi khuyến khích cháu chơi các trò chơi cần sự di
chuyển như chơi xây dựng, chuyển gạch, chuyển hàng về kho… và tư vấn thêm về chế
độ dinh dưỡng. Kết quả là cháu không tăng cân nhanh như trước và trở lên săn chắc
hơn, vận động linh hoạt hơn. Cháu thích tham gia vào các hoạt động của lớp.
*Kết quả đạt được:
- Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng một cách hợp lí và kết quả mang lại
cho trẻ trong giờ hoạt động phát triển thể chất đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ;
- Gần cuối năm học, lớp tôi có chuyển biến rõ nét, hầu hết các giờ hoạt động phát triển
thể chất 100% trẻ đều hào hứng tích cực tham gia vận động;
- Góc phát triển vận động đã có nhiều đồ dùng, đồ chơi làm băng nguyên vật liệu kích
thích sự hưng phấn cho trẻ khi tham gia vận động làm cho phụ huynh phấn khởi, thoải
mái và yên tâm hơn;
- Số trẻ nắm được kĩ năng vận động cơ bản tăng lên rõ rệt, đạt kết quả cao, số trẻ hứng
thú luyện tập 100%.
Sau khi áp dụng các biện pháp phù hợp, trẻ lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt về các kĩ
năng vận động:
STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
Đạt Chưa đạt
1 Hứng thú với hoạt động
2 Kĩ năng thực hiện động tác phát triển các
nhóm cơ và hô hấp
3 Các kĩ năng đi, chạy
4 Các kĩ năng bò, trườn, trèo
5 Các kĩ năng tung, ném, bắt
6 Các kĩ năng bật, nhảy
7 Các kĩ năng cử động của bàn tay, ngón tay,
phối hợp tay mắt
8 Kĩ năng sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
Tóm lại áp dụng các giải pháp tác động trong quá trình hình thành và phát triển các
kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ. Chúng tôi nhận thấy đa số trẻ thể hiện rất tích cực, tự
tin, hào hứng, say sưa, khả năng phát triển thể chất rất tốt và rất chú ý khi cô tiến hành
các hoạt động. Do vậy đa số các hoạt động phát triển thể chất đã thể hiện sự hoàn thiện
và phát triển kĩ năng cho trẻ. Vậy có thể kết luận: Quá trình tiến hành áp dụng một số
biện pháp giúp trẻ hình thành và phát triển tốt các kĩ năng vận động trẻ có sự tiến bộ rõ
rệt. Điều này chứng tỏ rằng các giải pháp của tôi đã thành công.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo
-Tôi đã lựa chọn các bài tập PTC và trò chơi phù hợp để tránh mệt mỏi, nâng coa chất
lượng rèn kĩ năng vận động cho các con
- Linh hoạt các hình thức tổ chức gây hứng thú cho trẻ
II.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng
- Đề tài áp dụng thực tế tại lớp 3 tuổi 3C1 và các lớp mẫu giáo trong trường mầm non
toàn huyện và thành phố
III.3. Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp
a, Hiệu quả kinh tế:
- Tiết kiệm dược khoản chi phí mua nguyên vật liệu hiện đại, dắt tiền chưa đủ đáp ứng
nội dung chương trình giáo dục vận động
- Tận dụng dược tối đa các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, phát triển vận động
cho trẻ trong và ngoài lớp học mà không mất chi phí mua sắm.
b, Hiệu quả về mặt xã hội:
- Tạo cho trẻ có thói quen ý thức phát triển vận động mọi lúc, mọi nơi mà không cần sự
hướng dẫn, gợi ý của người lớn.
- Giúp trẻ có thể lực, sức khoẻ tốt, toạ cho trẻ tinh thần được sảng khoái, vui vẻ, giúp
phát triển tốt mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh
- Tạo nên mối quan hẹ tốt, chia sẻ thường xuyên giữa cô giáo và phụ huynh
c, Giá trị làm lợi khác:
Ngoài các giá trị trên giải pháp không chỉ giúp trẻ phát triển, mạnh dạn, tự tin khi
tham gia các vận động mà còn tạo cho trẻ trí tưởng tượng, sự sáng tạo phong phú, sự
định hướng chính xác mọi vật xung quanh. Tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo trong
vận động, ứng xử và luôn mong muốn hoàn thiện mình bản thân.
Xin trân trọng cảm ơn!
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN An Lão ngày 14 tháng 02 năm 2022
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.
Nguyễn Thị Ngọc Lan