THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 4 tuổi làm
quen với truyện, thơ góp phần tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thu
Ngày sinh: 03/11/1995
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Trường Thành
Điện thoại: 0962023496
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Trường Thành
Địa chỉ: Phương Chử Nam - Trường Thành - An Lão - Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3572425
I. Mô tả giải pháp đã biết
Cho trẻ làm quen với các câu chuyện, bài thơ (tác phẩm văn học) là thực hiện
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non đó là lĩnh vực giáo dục
phát triển ngôn ngữ. Việc tiếp xúc với cái đẹp của ngôn từ và trí tưởng tượng phong
phú trong các câu chuyện bài thơ sẽ là cơ sở để các bé cảm nhận được vẻ đẹp về một
thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Từ đó giúp trí tưởng tượng và trí
tuệ các con phát triển. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của
thiên nhiên được vẽ lên trong các câu chuyện bài thơ cùng với nhạc điệu của những
vần thơ, tính biểu cảm của ngôn ngữ sẽ hấp dẫn các con làm cho các con thêm yêu
cảnh sắc thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu quí mọi người hơn. Cảm nhận được
vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú, đọc, kể lại câu truyện, bài thơ. Do
vậy vốn từ vựng của các con tăng lên, ngôn ngữ của các con trở nên phong phú, tích
cực. Cho các con làm quen với các bài thơ, câu chuyện phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp
đẩy nhanh và làm tròn chĩnh hơn các quá trình hình thành và phát triển tâm lý, hướng
các con tới cái đẹp chân – thiện – mỹ. Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với các câu
chuyện bài thơ tốt nhất? Thực tế việc cho trẻ mầm non làm quen với các câu chuyện
bài thơ còn nhiều hạn chế. Việc tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc làm quen với thơ,
truyện chưa phong phú, chưa mở rộng phạm vi tiếp xúc. Hình thức tiếp cận chưa đa
dạng, chủ yếu là cô đọc cho trẻ nghe, cho trẻ đọc thuộc bài thơ hoặc đàm thoại về nội dung trình tự các bài thơ, câu chuyện…dẫn đến các con có thuộc, hiểu nội dung của
bài thơ câu chuyện nhưng hời hợt, chưa bao hàm cảm xúc… Do vậy tôi đã tìm hiểu,
nghiên cứu về vấn đề này và tìm ra một số biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục các tồn
tại trên và phát huy tối đa vai trò của việc cho trẻ làm quen với thơ, truyện qua đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 4 tuổi làm quen với truyện, thơ
góp phần tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ”.
Cho trẻ làm quen với câu chuyện, bài thơ là nhiệm vụ không hề mới năm này
qua năm khác, các giáo viên đã hàng ngày thực hiện và không ngừng đổi mới. Nhưng
mỗi giáo viên có cách làm khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà trường, lớp
học, tùy thuộc vào trình độ nhận thức năng lực và tâm huyết của giáo viên. Mỗi một
giáo viên có cách khai thác, sử dụng phương pháp cho trẻ làm quen khác nhau. Để tìm
ra biện pháp hữu hiệu phù hợp với các con 4 tuổi ở lớp mình, tôi đã tham khảo nhiều
đề tài như sau:
- Sáng kiến: “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học làm giàu vốn từ và khả năng diễn
đạt cho trẻ” của giáo viên Đỗ Mai Hồng – Giáo viên trường MN Trường Thành
- Sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả giáo dục lễ giáo khi cho trẻ làm quen tác phẩm
truyện, thơ” của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hoa - Trường MN Hoa Trạng Nguyên –HN
- Sáng kiến: “Giải pháp sáng tạo khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm truyện thơ tại
lớp 5A1” của cô giáo Nguyễn Thị Huyền A - Trường MN Ong Việt - Văn Quán
Nghiên cứu các sáng kiến của các bạn, tôi thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
1. Ưu điểm của giải pháp
- Các con hứng thú với hoạt động nhiều hơn khi cô sử dụng đồ dùng trực quan
- Các cô đã sưu tầm được nhiều bài thơ câu chuyện phù hợp với lứa tuổi
- Đã sử dụng đa hình thức tiếp cận cho trẻ làm quen văn học
- Thiết kế trình tự nội dung các hoạt động đúng phương pháp đặc trưng
2. Hạn chế của giải pháp
- Chưa đề cập đến vấn đề cô cùng trẻ sáng tạo các đồ dùng đồ chơi khi cho trẻ làm
quen văn học
- Mới tập trung khai thác môi trường trong lớp học chưa khai thác mảng cho trẻ làm
quen văn học ngoài lớp học
- Chưa khai thác nhiều hình thức phối hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen tác phẩm
văn học tại nhà
- Chưa chú ý nhiều tới hình thức cho trẻ tập đóng kịch
3
Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, tôi
đã tìm ra một số biện pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục các hạn chế trên
với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 4 tuổi làm quen với
tác phẩm văn học” và đã áp dụng thành công tại trường mầm non Trường Thành.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
Đến 4 tuổi, các bé đã có bước tiến xa về tất cả mọi mặt so với các bé 3 tuổi. Đối
với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, các con đã có khả năng nói được một câu tương đối
dài từ 7- 10 từ rõ ràng, ban đầu là những câu đơn giản sau đó các con có thể nói được
những câu có cấu trúc phức tạp hơn. Các con có thể nhớ rõ và kể lại được những việc
xảy ra trong ngày. Trẻ có thể kể lại một câu truyện tương đối dài với tốc độ trung bình,
các con đã hào hứng với những quyển sách truyện hơn, thích xem những tranh truyện
có nhiều trang, nhiều tình tiết hơn so với độ tuổi 3 tuổi…Đây là những thuận lợi cơ
bản để tôi tìm những giải pháp phù hợp khi tiến hành hoạt động cho các con làm quen
với tác phẩm truyện, thơ. Cùng với việc nghiên cứu các điều kiện thuận lợi, khó khăn
về trường, lớp, trẻ, phụ huynh học sinh...Tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp
sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường mở thân thiện thu hút các con đến nhiều
hơn với các tác phẩm truyện, thơ.
Tạo không gian thân thiện cho các con làm quen với câu chuyện bài thơ bằng
cách xây dựng góc sách truyện đa dạng, phong phú để các con cảm thấy thích thú mỗi
khi vào chơi, làm quen với các tác phẩm truyện thơ theo chủ đề.
+ Không gian: Chọn vị trí đặt góc sách truyện trước hết phải thoáng mát, đủ ánh sáng
tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để bảo vệ thị lực và tránh mệt mỏi cho các con. Góc
chơi không quá gần những góc động như góc xây dựng, góc nấu ăn, bán hàng... để hạn
chế tối đa sự ồn ào chi phối hoạt động.
+ Đổi mới các giá góc từ hình dáng đến vị trí sắp xếp nên tạo cho trẻ cảm giác luôn
mới mẻ, hấp dẫn. Đổi mới nhưng không gây tốn kém vì tôi sử dụng nhiều hộp đựng
sách bằng các hộp bìa tự tạo như vỏ hộp bánh, kẹo, vỏ hộp lịch, bọc thêm chút giấy
màu, thêm một số chi tiết như mặt, các chi của con vật… Đôi khi tôi dùng cả những
mảnh thừa của tấm nhựa ốp trần nhà gắn chúng lại thành những giá sách có hình dáng
mới lạ như ngôi nhà, tủ kệ, bàn nghiêng, tất cả những giá này đều có kích thước phù
4
hợp với trẻ 4 tuổi nên các con rất thích. Vì nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm, dễ làm lại
không tốn kém do vậy tôi đã thay đổi hình dạng các giá góc thường xuyên theo chủ đề.
Bên cạnh đó tôi còn chú ý hoán vị vị trí các giá góc thế nên các con luôn có cảm giác
thích thú khi đến với góc sách truyện. Những giá góc bằng vỏ hộp thì gọn nhẹ, những
giá bằng các thanh nhựa ốp trần hay gỗ thì chân của chúng đều có gắn các bánh xe do
đó có thể di chuyển dễ dàng thuận tiện từ trong lớp ra ngoài sân vườn cổ tích hay trên
sân khấu của trường rất linh hoạt.
+ Sắp xếp các quyển truyện, truyện thơ cho khoa học. Tranh truyện cổ tích, truyện
tranh hiện đại nước ngoài, tranh sách truyện về khám phá khoa học tự nhiên xã hội,
tranh truyện thơ chữ to… tất cả luôn được sắp xếp ngay ngắn trên giá, có kí hiệu, có
giá riêng cho mỗi loại nên dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm, vừa tầm tay với của các con để các
con thuận tiện khi cần sử dụng. Điều này không những thuận lợi cho các con khi tìm
sách truyện để đọc, các con có thể tự tay tìm được cuốn sách mình muốn, cất sách
truyện gọn gàng ngay ngắn sau khi đọc xong.
Tăng cường bổ sung các tác phẩm là các câu chuyện, bài thơ
+ Tranh sách truyện phải đa dạng phong phú về chủng loại và chất liệu (có cả sách
truyện bằng giấy, bằng vải, bằng nỉ…), có độ bền cao, có kích thước to nhỏ khác nhau,
được sản xuất bởi nhà sách có uy tín chuyên sách truyện cho trẻ mầm non. Ngoài các
tranh truyện quen thuộc như Tấm Cám, Sự tích quả dưa hấu, Sự tích hoa cúc trắng…
tôi còn bổ sung nhiều loại sách truyện mới như:
* Bộ sách Bé học lễ giáo của Dolphin Press (First News) giới thiệu mười đức tính cơ bản
mà trẻ cần có.
* Bộ sách Vườn ươm tính cách (Nhiều tác giả - Đông A) tập trung hướng dẫn các bé
phát triển ngôn ngữ và nuôi dưỡng thói quen tốt để rèn luyện các tính cách quan trọng
như: kỷ luật, nề nếp, tình cảm, trách nhiệm, ứng xử giao tiếp.
* Bộ sách Bé tập kể chuyện(NXB Trẻ)và Chuyện kể cho bé hiếu thảo(NXB Kim Đồng).
+ Chọn những cuốn sách truyện to để các con có thể ''đọc'' trong nhóm và những quyển
nhỏ, nhẹ để các con có thể cầm cuốn sách truyện trên tay…
+ Theo chủ đề đang thực hiện tôi thường xuyên bổ sung truyện tranh chữ to, bài thơ có
tranh minh họa bằng chữ to, có các sản phẩm do cô và trẻ tự làm (truyện tranh cắt dán,
thơ minh họa bằng hình vẽ, tô màu của trẻ, các sản phẩm cắt dán, xé dán của trẻ trong
các giờ tạo hình…), do đó góc sách truyện luôn đa dạng về chủng loại.
5
+ Tranh ảnh, truyện, thơ có màu sắc tươi sáng, hình ảnh rõ ràng, các hình ảnh thể hiện
minh họa đúng nội dung câu truyện bài thơ, không sử dụng tranh ảnh, truyện có quá
nhiều chữ. Nhờ có những bức tranh, truyện thơ các con cùng cô thực hiện sẽ là nguồn
cảm hứng thôi thúc các con đến với các bài thơ câu truyện nhiều hơn, từ đó ngôn ngữ
các con cũng phát triển theo.
Mở rộng không gian cho các con làm quen tác phẩm truyện, thơ với không gian
ngoài lớp học. Tôi đã cho các con được hưởng bầu không khí trong lành, hòa mình với
thiên nhiên khi làm quen với sách truyện để các con có cảm giác thích thú hơn
+ Xem tranh ảnh, sách truyện, đọc thơ tại khu vườn cổ tích của trường
+ Thể hiện nội dung các câu truyện bài thơ bằng hoạt động tập đóng kịch trên sân khấu
vườn cổ tích
+ Tuyên truyền tư vấn cho phụ huynh cho con làm quen với các câu truyện bài thơ tại
nhà
Góc sách truyện thoáng mát, sắp xếp
gọn gàng, đa dạng các loại tranh truyện,
thơ
Thay đổi các mẫu giá góc tạo hấp dẫn trẻ
Từ việc mở rộng môi trường và tạo điều kiện tốt nhất khi cho các con làm quen
tác phẩm truyện, thơ, tôi đã dẫn dắt các con lại gần hơn, hứng thú hơn với các quyển
tranh truyện. Các con đã tích cực chia sẻ, đàm thoại với cô và các bạn về nội dung các
câu chuyện, bài thơ mà các con đã được xem trong góc sách truyện, đã được nghe bố
mẹ kể… Các con đã có hiểu biết nhiều hơn khi cơ hội làm quen với truỵên, thơ được
mở rộng.
Biện pháp 2: Rèn luyện ngôn ngữ đọc kể diễn cảm của cô và trẻ
Tôi cho rằng một tác phẩm truyện thơ còn thực sự đi vào đời sống tâm hồn trẻ
thơ hay không phụ thuộc trước hết vào nội dung tác phẩm đó và đặc biệt là đối với trẻ
6
phụ thuộc rất lớn vào việc tác phẩm đó đã được thể hiện như thế nào. Nói một cách
khác, nghệ thuật trình bày tác phẩm cho trẻ nghe là vấn đề vô cùng quan trọng trong cả
quá trình tổ chức và cho trẻ làm quen tác phẩm truyện thơ bởi tâm hồn trẻ thơ rất nhạy
cảm. Đọc kể diễn cảm là một nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ qua cảm nhận của từng cá
nhân với từng nội dung câu truyện, bài thơ. Nhờ đọc, kể diễn cảm chúng ta sẽ thấy tác
phẩm truyện, thơ đó gần gũi thích thú và nội dung sâu sắc hơn bội phần. Chính vì vậy,
tôi sử dụng biện pháp rèn luyện ngôn ngữ đọc, kể diễn cảm đối với cả cô và trẻ để tạo
sự đồng cảm, thu hút các con vào tính nghệ thuật, tính nhân văn của tác phẩm. Qua đó
các nội dung và nghệ thuật của các bài thơ, câu truyện được thẩm thấu dần vào các con
tự nhiên. Vì vậy giờ học chỉ thực sự khiến trẻ tập trung khi giáo viên sử dụng mọi sắc
thái của giọng mình trình bày tác phẩm giúp trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh những cái đã
nghe được, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định ở trẻ.
Rèn luyện giọng đọc kể diễn cảm của bản thân: Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm
non là thiên về đời sống tình cảm, những lời nói êm dịu yêu thương ngọt ngào với trẻ
bao giờ cũng phát huy tác dụng. Cũng như vậy giọng đọc, kể truyền cảm của cô giáo
lúc nào cũng hấp dẫn các con, có sức gắn kết các con gần với bài thơ câu chuyện.
+ Khi chuẩn bị cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ truyện nào cũng cần phải có sự
chuẩn bị chu đáo. Đầu tiên tôi nghiên cứu kỹ tác phẩm để nắm được nội dung và ý
tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Từ đó truyền tải thông điệp
đến các con của mình một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, đồng thời tôi xác định được
giọng điệu cơ bản, ngữ điệu ở từng đoạn với các yếu tố cụ thể, nhịp điệu, cường độ
ngắt giọng… tìm ngữ điệu tương ứng với mỗi đoạn, đánh dấu những chỗ thay đổi về
cường độ, nhịp điệu, những từ cần nhấn mạnh. Sau đó tiến hành vừa đọc tập kể, vừa tự
nghe, để kiểm tra và tự điều chỉnh lại giọng điệu, ngữ điệu cường độ, ngắt giọng và
chủ động sử dụng chúng để đọc thơ, kể chuyện một cách có nghệ thuật và lôi cuốn,
hấp dẫn trẻ.
+ Thực tế cùng là đọc truyện cho trẻ nghe nhưng tôi chỉ cần thay đổi giọng đọc nhanh
hoặc chậm, chuyển từ giọng đọc bình thường sang truyền cảm… các con sẽ có phản
ứng khác ngay.
Ví dụ: Đang không chú ý, bỗng dưng con nghe thấy tiếng ông Bụt trầm ấm vang lên:
“Tại sao con khóc” … (Kể chuyện Tám Cám) các con như thực sự bừng tỉnh và chú ý
ngay vào câu chuyện cô đang kể.
7
Ví dụ: Kể chuyện Tích Chu cùng là nhân vật Tích Chu, tôi đã thể hiện giọng đọc khác
nhau khi thì lên, xuống giọng, khi thì hồn nhiên vô tâm, khi thì tha thiết, hối lỗi…các
con sẽ bị cuốn hút vào nội dung diễn biến của câu truyện hơn, ít phân tán vào hoạt
động khác. Chính vì thế thay cho giọng đọc kể khô khan, ít có ngữ điệu, tôi đã tự rèn
luyện cho mình về chất giọng, khắc phục những nhược điểm về phát âm độ cao thấp và
sức ngân vang của ngôn ngữ, về ngừng nghỉ trong ngắt nhịp để làm chủ giọng đọc kể
của mình khi đó các bài thơ câu chuyện mới có sức thuyết phục. Tôi luôn luôn rèn cho
mình giọng kể, đọc thơ phù hợp với nội dung truyện, với đặc điểm các tuyến nhân vật.
Ví dụ: Ở chủ đề “nghề nghiệp” tôi đã chọn bài thơ: Chơi bán hàng (Nguyễn Văn
Thắng). Bài thơ này tôi phải đọc với giọng điệu rộn ràng vui tươi, pha lẫn chút hồn
nhiên của trẻ nhỏ. Để miêu tả lại cảnh hai em bé ngồi chơi bán hàng bằng những vật
dụng gần gũi giản dị như củ khoai lang được coi là một mặt hàng và tiền để trả làm
bằng những chiếc lá rơi. Bài thơ như gợi nên một khung cảnh làng quê yên bình, với
tiếng cười trong veo của trẻ nhỏ.
Ví dụ: Với bài thơ: “Bé yêu trăng” của nhà thơ Lê Bình thể hiện lòng yêu thiên nhiên,
yêu trăng, muốn chơi với trăng của em bé, tôi phải thể hiện với giọng điệu trầm ấm,
nhịp điệu chậm rãi, có lúc như tha thiết, như một lời khẩn cầu: “Ông trăng ơi. Đừng
lặn nhé. Để cho bé hát cùng trăng”
Ví dụ: Với câu chuyện: “Ba chú heo con”. Khi kể cho trẻ nghe tôi phải xác định giọng
của nhân vật để phù hợp với tính cách nhân vật:
- Lợn Trắng, lợn Đen thì hấp tấp vội vàng.
- Lợn Hồng thì chậm rãi cẩn thận
- Hổ vằn thì hung dữ hống hách.
Ví dụ: Với truyện “Anh em nhà thỏ”
- Giọng thỏ mẹ tình cảm yêu thương trước khi đi dặn dò các con.
- Giọng thỏ anh lúc vô tư, khi ân hận.
Bên cạnh đó, một việc cũng rất quan trọng mà tôi phải tự rèn luyện cho mình đó
là khi thể hiện các tác phẩm truyện thơ, tôi luôn biết kết hợp nét mặt với cử chỉ của
mình để tăng thêm sức mạnh biểu cảm cho lời nói.
Như vậy có thể thấy việc rèn cách đọc, kể biểu cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ
nét mặt với ánh mắt sẽ giúp tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn với trẻ, trẻ sẽ tập
trung chú ý hơn và tiếp cận tác phẩm một cách nhẹ nhàng thoải mái không gò bó, từ đó
8
trẻ sẽ hứng thú học tập và yêu thích những bài thơ câu chuyện và tích lũy được nhiều
vốn từ cho bản thân trẻ
Rèn trẻ kĩ năng thể hiện diễn cảm khi đọc thơ, kể chuyện cho các con:
Trẻ 4 tuổi đã biết thể hiện diễn cảm trong lời nói giao tiếp hàng ngày để đề đạt
nguyện vọng, nhu cầu và bộc lộ cảm xúc của bản thân nhưng còn mang tính ngẫu hứng
nhiều. Khi rèn cho trẻ có kĩ năng thể hiện diễn cảm qua các bài thơ, câu chuyện là giáo
viên đã gieo vào trong tâm hồn các con phần nghệ thuật, phần hồn của từng tác phẩm.
Nếu chỉ nghe cô đọc kể diễn cảm mà không rèn cho các con đọc, kể diễn cảm thì con
đường đưa các con đến với các tác phẩm truyện thơ mới chỉ đi được một nửa. Việc các
con tự đọc kể diễn cảm mới giúp các con điều chỉnh được thái độ, hành vi, nét mặt, chỉ
chỉ…phù hợp với từng nhân vật, với từng lời nói. Từ đó các con biết vận dụng vốn từ
của mình và thể hiện qua lời nói biểu cảm để có sức thuyết phục hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện Cáo, Thỏ, Gà trống, tôi đã rèn các con thể hiện đúng ngữ
điệu của các con vật với tính cách điển hình của chúng như giọng nói đanh thép, vang
sáng của chú Gà trống ngày một to và kiên quyết hơn. Giọng của Cáo từ to chuyển
sang nhỏ dần, sợ sệt hơn…Từ đó giúp các con phát triển ngôn ngữ biểu cảm rất tốt.
Biện pháp 3: Sáng tạo quyển sách truyện, thơ nhằm phát triển tốt ngôn ngữ
cho trẻ.
Tạo ra những quyển truyện bài thơ phát ra tiếng nói để gây thích thú cho các
con. Tôi đã nghiên cứu một số sách truyện phát ra tiếng nói như các bảng chữ cái
thông minh, một số sách dạy tiếng nước ngoài…sau đó tìm hiểu nghiên cứu thực
nghiệm thành công tại lớp nhờ sự trợ giúp của phụ huynh. Cách làm, tôi lựa chọn
những bài thơ câu chuyện có nội dung ngắn, có những hình ảnh minh họa đẹp, tùy
từng bài thơ, câu truyện, tôi cho các con kể chuyện hay đọc thơ theo tranh rồi ghi âm
lại bằng máy điện thoại, sau đó nhờ phụ huynh thu lại những âm thanh đó vào trong
các con chip điện tử nhỏ và gắn vào cuối trang của các quyển truyện. Khi xem đến
trang nào, các con chỉ việc bấm vào kí hiệu loa bên dưới, các con sẽ nghe được tiếng
nói của bạn mình hay chính mình, các con sẽ rất thích và chăm đến với góc sách truyện
hơn, đó là cơ hội để các con phát triển ngôn ngữ.
Tạo ra các quyển sách truyện từ chính sản phẩm của trẻ. Đối với các con dù
những quyển sách, truyện mình làm ra chưa đẹp, không có màu sắc rực rỡ nhưng nó lại
thu hút các con bởi các con đã đặt cả tâm hồn mình vào đó. Sản phẩm tạo hình là của
9
chính các con, tôi chỉ hướng dẫn các con cách sắp xếp, bố trí trên giấy những sản phẩm
đó sao cho logic thành những câu truyện có nội dung phù hợp theo các chủ điểm. Các
con có thể gắn lại các hình ảnh trên giấy có khi các con ghép rời nó trên các tấm bìa để
mỗi con sẽ tự đọc, kể, làm thành các câu chuyện theo ý hiểu mình qua đó phát triển
ngôn ngữ tư duy logic cho trẻ.
Một số hình truyện tranh sáng tạo do cô và trẻ tự làm
Biện pháp 4: Tăng cường cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện thơ qua hình
thức đóng kịch
Có rất nhiều hình thức cho trẻ làm quen với truyện, thơ, mỗi hình thức đều có
những ưu điểm riêng. Đối với tôi khi cho trẻ làm quen với truyện thơ qua hình thức
đóng kịch, tôi thấy có hiệu quả rất tích cực. Nó có thể làm thay đổi, chuyển biến đáng
kể vốn từ cho các con, giúp các con linh hoạt sử dụng nó trong các tình huống khác
nhau. Giúp các con điều chỉnh giọng nói, hành vi, cách ứng xử phù hợp với từng hoàn
cảnh cụ thể. Khi các con chỉ được nghe kể thì đó mới chỉ là dạng ngôn ngữ chuyển tải.
Nhưng khi các con được đóng kịch, hóa thân vào các nhân vật cụ thể buộc các con
phải sử dụng vốn từ ngữ của mình để thể hiện tính cách của các nhân vật thì các con
nhớ truyện rất lâu, bài học các con học được từ đó cũng sâu sắc. Trong khi cùng bạn
đóng kịch, các con phải chú ý theo dõi trình tự câu truyện để phối hợp cùng bạn thực
hiện, các con đã học được cách thể hiện, ứng xử của bạn do vậy ngôn ngữ các con phát
triển lên.
+ Trong hoạt động tổ chức cho trẻ đóng kịch, tôi thường cho các con thay đổi được
đóng nhiều nhân vật khác nhau để tránh nhàm chán cho trẻ đồng thời tăng khả năng sử
dụng nhiều kiểu câu hội thoại khác nhau, tăng khả năng diễn đạt phù hợp với nội dung
câu hội thoại.
10
+ Khuyến khích trẻ thể hiện ngôn ngữ cá nhân khi trẻ đóng kịch, không bắt buộc trẻ
phải nói từng chính xác tất cả câu chữ trong lời hội thoại để tăng khả năng thích ứng
của trẻ đối với tình huống cụ thể, giúp trẻ tìm, sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để
thay thế…từ đó nâng cao và tích cực hóa thêm vốn từ cho các con.
Một số hình ảnh trẻ đóng kịch
Biện pháp 5: Phối hợp phụ huynh tích cực cho trẻ làm quen với truyện thơ
Trẻ mầm non chưa biết đọc nên rất cần được nghe đọc sách. Đọc sách truyện
cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận được sự gắn kết mối quan hệ giữa bố mẹ và con. Đọc
sách cho trẻ không phải là hoạt động thuần túy mà là một nghệ thuật. Tăng cường đọc
sách truyện cho các con chính là ta đang gieo mầm văn hóa đọc và hình thành thói
quen thích đọc sách cho trẻ bởi trẻ sẽ đọc được rất nhiều điều và kĩ năng ứng xử với
sách từ người lớn. Tôi đã chú ý thực hiện tốt hoạt động này cho cả 2 môi trường đó là
ở lớp và ở nhà. Tạo lập cho con thói quen “đọc” truyện, thơ ở nhà, thường xuyên
khuyến khích con kể chuyện đọc thơ cho ông bà bố mẹ nghe.
Tôi tư vấn cho phụ huynh thời gian thích hợp nhất cho trẻ là nghe vào các buổi
tối trước khi đi ngủ hãy dành thời gian đọc truyện cùng con. Trong khi đi siêu thị hãy
dẫn con qua quầy nhà sách cho con chọn tranh truyện con thích phù hợp với lứa tuổi.
Tôi trao đổi với phụ huynh về câu chuyện, bài thơ để phụ huynh đọc, kể chuyện cùng
con giúp con thuộc và hiểu được hơn nội dung câu chuyện.
Tôi tuyên truyền cho phụ huynh bài thơ, câu chuyện bằng cách các tờ rơi để khi
phụ huynh không có nhiều thời gian trao đổi trên lớp với cô vẫn có thể nắm được ngay
để vẫn có thể trò chuyện cùng con.
11
Trong tình hình dịch phức tạp khi học sinh không được đến trường tôi sử dụng
không gian mạng. Tôi đã quay các video bài thơ, câu chuyện hoặc sưu tầm trên mạng
và trong kho dữ liệu của ngành, những nội dung câu hỏi, câu trả lời gửi cho phụ huynh
để khi ở nhà phụ huynh vẫn có thể đọc truyện cùng con. Với hình thức này dù trẻ
không được đi học thì vẫn được học ở nhà, nghỉ học chứ không ngừng học và đạt được
hiệu quả cao
Tuyên truyền cho phụ huynh thường xuyên cho các con xem sách truyện thiếu
nhi tại nhà, những truyện tranh có nội dung ngắn, hình ảnh màu sắc tươi sáng, tạo ra
cho các con một góc thư viện nhỏ trong nhà và lựa chọn các tranh truyện, thơ mầm non
của nhà xuất bản uy tín như nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản giáo dục, ...
Dành một lượng thời gian trong ngày để đọc truyện, thơ cùng con, khi đọc kể
chuyện cho các con nghe phải chậm, rõ ràng, thảo luận nội dung truyện, thơ cùng con
Thường xuyên cho con nghe các câu truyện, thơ thiếu nhi trên trang văn học
mầm non. Những việc làm này đơn giản nhưng lại góp phần tích cực phát triển ngôn
ngữ cho các con thông qua truyện thơ.
Phụ huynh cùng con đọc truyện khi ở nhà.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo
II.1.1. Tính mới:
Tăng cường hình thức tổ chức cho các con đóng kịch, mở rộng môi trường đọc
nhằm phát huy tối đa ngôn ngữ biểu cảm cho trẻ khi làm quen truyện, thơ là tính mới
của sáng kiến
II.1.2. Tính sáng tạo:
Sáng tạo ra các quyển truyện thơ có âm thanh, truyện thơ do cô và trẻ cùng làm
để tăng cường hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ đến với tranh truyện, thơ nhiều hơn và
thực hiện các hoạt động đó nhằm phát triển ngôn ngữ cho các con, đó là tính sáng tạo
II.2. Khả năng áp dụng nhân rộng:
12
Các biện pháp tôi thực nghiệm thành công tại lớp 4 tuổi B4 trường mầm non
Trường Thành rất dễ dàng và có thể triển khai rộng rãi tại nhiều trường, nhóm lớp
mầm non.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
- Các biện pháp tôi sử dụng không gây lãng phí hay thiệt hại về kinh tế. Trong sáng
kiến tôi đã sử dụng tận dụng các miếng nhựa trần nhà để làm các giá góc không phải
mất chi phí mua
- Cô và trẻ cùng phụ huynh tích cực làm tranh truyện sáng tạo cho trẻ từ các nguyên
liệu sẵn có đã tiết kiệm được tiền mua tranh truyện
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Cho trẻ làm quen với thơ truyện đã góp phần hình thành toàn diện nhân cách trẻ. Mỗi
bài thơ câu truyện cụ thể là một bài học về đạo đức sẽ là hành trang để các con tiếp
bước vào đời với những thói quen văn hóa, hành vi ứng xử, thông minh, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức;
- Ngôn ngữ các con được phát triển nhờ có vốn từ phong phú, cách thể hiện ngôn ngữ
biểu cảm tốt, mạch lạc, sử dụng lời nói đúng văn cảnh;
- Kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ..
- Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa cô và trò, phụ huynh.
c. Giá trị làm lợi khác:
- Giảm bớt sự ô nhiêm môi trường do rác thải vì tận dụng nguyên liệu làm tranh
truyện, tranh thơ cho trẻ
- Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia học tập, trẻ thoải mái, tự nhiên không gò bó,
gượng ép.
- Kích thích sự sáng tạo của giáo viên.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 4 tuổi làm quen với
truyện, thơ góp phần tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ” ở trường mầm non
Trường Thành huyện An Lão. Rất mong được sự tham gia góp ý của các cấp lãnh đạo
và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trường Thành, ngày 17 tháng 02 năm2022
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Minh Thu