Bảo vệ và khẳng định vai trò ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh
Trong bài thơ Hắc Hải của nhà thơ nguyễn Đình Thi có viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay là rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều...”
Chúng ta những người con đất Việt luôn tự hào về quê hương đất nước ta, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Mỗi người dân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất và nền độc lập tự do của dân tộc. Hiện nay mặc dù chúng ta đang được sống trong nền chính trị tự do và độc lập nhưng các thế lực phản động và thù địch đang hàng ngày, hàng giờ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng nấp dưới nhiều hình thức và dùng nhiều thủ đoạn chiêu trò khác nhau nhằm xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, bổn phận và nghĩa vụ của những người con yêu nước dân tộc Việt nam dù đang sống ở trong nước hay kiều bào ở nước ngoài phải luôn đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhiệm vụ này chúng ta phải thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài.
Giở lại những trang lịch sử của những năm cuối thế kỉ 18, cùng với sự tiến bộ, lớn mạnh của Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, cùng với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội, đã xảy ra cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh đó đã đặt ra yêu cầu khách quan phải có lý luận dẫn đường và người lãnh đạo. Và chủ nghĩa Mác ra đời để đáp ứng yêu cầu khách quan đó, đồng thời chính thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản đã trở thành thực tiễn chính trị, khẳng định con đường đấu tranh giai cấp là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, có ý nghĩa xã họi lâu dài và bền vững, từ đó ngày càng bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chủ nghĩa Mác. Chủ ngĩa Mác đã được V.I. Lênin kế tục và phát triển tại nước Nga, điều đó càng khẳng định tính cách mạng, khoa học và chân lí của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi tính ưu việt của cuộc cách mạng là bảo vệ quyền lợi, quyền tự do chính đáng cho người lao động, khẳng định sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội, khẳng định mọi người đều được tự do, bình đẳng và được hưởng các quyền của con người khộng bị bóc lột, không bị làm nô lệ, thức đẩy xã hội phát triển đi lên.
Ở nước ta, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, có rất nhiều các cuộc các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra như đều bị thất bại vì không có đường lối lãnh đạo đúng đắn và phù hợp. Trước tình hình đó, ngày 05/6 /1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên ưu tú của dân tộc Việt nam Nguyễn Ái Quốc đã lên tàu Amiral Latouche Tresville khởi đầu một cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước. Qua 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người đã chứng kiến bao cảnh lầm than cơ cực, thống khổ của người lao động và hiểu rõ sự bóc lột tàn bạo của của nghĩa tư sản do vậy người tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam thời bấy giờ kết quả là Người đã mang ánh sáng tự do về cho dân tộc. Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03/02/1930 để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập cho nước nhà mà nòng cốt là giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời, đánh dấu một sự kiện đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn là giải phóng dân tộc, song song với giải phóng giai cấp phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam và thế giới. Đảng đã lãnh đạo nhân đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu chấn đông địa cầu" và sự thành công vang dội của cuộc cách mạng tháng 8. Ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) giành lại độc lập, tuyên bố với thế giới về một nước Việt nam độc lập tự do, hướng dân tộc Việt Nam đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Từ khi có Đảng lãnh đạo soi đường chỉ lối, cách mạng Việt Nam đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác làm nên rất nhiều thành tựu vẻ vang trên mọi phương diện, mọi mặt trận chính trị, kinh tế, xây dựng đất nước...Điều này đã được Đại hội 13 của Đảng khẳng định: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Điều đó khẳng định tầm vóc, ý nghĩa, giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, phản động ngầm vẫn ra sức tấn công chống phá nhà nước Việt Nam, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản ta trên mọi phương diện, bằng mọi biện pháp, hòng phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay đồng thời làm phai nhạt niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục đích của chúng nhằm làm cho quần chúng nhân dân, đảng viên dao động với mưu đồ xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi đời sống chính trị - tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến bộ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng bằng các luận điệu xuyên tạc, công kích, sai sự thật, vô căn cứ như: Không công nhận tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; Chúng phủ nhận vai trò và tài năng của kiệt xuất của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin; Luận điệu của chúng là học thuyết Mác không có gì mới chỉ là sự sao chép, là sản phẩm lai tạo hỗn hợp mang tính chủ quan, áp đặt...của các chế độ trước. Đây là sự xuyên tạc vô căn cứ và phản khoa học, có chủ đích của các thế lực thù địch. Thực tiễn đã trả lời rõ ràng về tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhờ có lí luận Mác - Lênin đã là ngọn hải đăng soi sáng cho mọi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Lí luận Mác - Lênin xác lập một thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong xem xét và cải tạo hiện thực, từ đó xây dựng nên Học thuyết Mác - Lênin uyên bác và sáng tạo. Bên cạnh đó, các thế lực phản động còn xuyên tạc còn phủ nhận những quan điểm, nguyên lý có tính chất nền tảng, là những phát kiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chúng nói xấu, phủ nhận các nội dung: học thuyết hình thái kinh tế - xã hội; học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đồng thời chúng phê phán quan điểm của C.Mác về luận điểm đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội; cho rằng: những luận điểm này làm nghèo đi những hình thức tiến hóa của xã hội, khuyến khích hận thù, cổ vũ cho chiến tranh, độc quyền, độc đoán, mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp liên miên không phù hợp với xu thế của thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển, v.v. Các thế lực thù địch, phản động không chỉ tìm cách phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin về mặt lý luận mà dựa vào sự sụp đổ của mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20). Chúng rêu rao đó là do sự sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin, cho nên sự sụp đổ đã báo trước. Đây là thể hiện của nhận thức phiến diện, thiếu khách quan và khoa học trước sự vận động và phát triển của các mô hình xã hội. Nói về sự sụp đổ, tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta coi đó là một tổn thất to lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhưng không phải là tất yếu và càng không phải là sai lầm của học thuyết Mác. Nguyên nhân chính, trực tiếp, có tính quyết định dẫn đến sự tan rã đó là do những sai lầm trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ của Đảng Cộng sản cầm quyền, cùng sự phản bội của một số lãnh đạo cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đúng như V.I. Lênin đã khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”. Do đó, đây chỉ là sự sụp đổ một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, không đồng nghĩa với sự tiến bộ chung của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam, chúng dựa vào bối cảnh thời gian, không gian ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin để phủ nhận, xuyên tạc với luận điệu chủ nghĩa Mác – Lênin không nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn đầy đủ, nó chỉ phù hợp với các nước châu Âu; trong khi đó, ở châu Á có sự phát triển kinh tế khác, có trình độ văn hóa, cùng phong tục, tập quán khác các nước châu Âu. Do vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin đối với Việt Nam chỉ là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống, văn hóa dân tộc, việc vận dụng vào Việt Nam là khiên cưỡng. Chúng không thấy bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra những quy luật vận động chung của lịch sử loài người và các học thuyết cũng đều nhấn mạnh việc vận dụng những quy luật chung ấy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước cũng phải có những cải biến trong những vấn đề chi tiết cho phù hợp với đặc điểm của quốc gia, dân tộc. Bản thân các lãnh tụ cũng không hề coi lý luận của mình là tối cao, tuyệt đỉnh, mà cần phải có sự bổ sung, phát triển, cụ thể hóa vào từng điều kiện lịch sử cụ thể: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác- Lênin như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. Còn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: trong quá trình vận dụng những quy luật chung, những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác–Lênin, của chủ nghĩa cộng sản, phải chú ý đến đặc thù của dân tộc mình. Người khẳng định: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Do đó, việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.
Đối với vai trò và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, các thế lực thù địch cho rằng: chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời vào thế kỷ 19 trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nền sản xuất dựa trên máy móc cơ khí nên chỉ hợp với thời điểm đó, cùng lắm là đến thế kỷ 20, còn hiện nay loài người đã chuyển mình sang Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức, kinh tế số, toàn cầu hóa, tin học hóa, thời đại “hậu công nghiệp”, kinh tế - xã hội có rất nhiều đổi thay, vì vậy hiện nay chủ nghĩa Mác – Lênin không còn phù hợp. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học xã hội, khoa học nhân văn. Vì thế, nó mang đặc trưng tích lũy, kế thừa, chứ không mang đặc trưng thay thế như những tri thức thuộc ngành khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và khoa học, công nghệ hiện đại ngày nay vốn không thể xóa bỏ được những mâu thuẫn cố hữu của chủ nghĩa tư bản là bóc lột; ngược lại, nó làm cho những mâu thuẫn đó càng thêm sâu sắc. Điều này được biểu hiện cụ thể trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại, như: mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động vẫn tồn tại và gia tăng, khoảng cách giàu - nghèo mở rộng, phân phối của cải không công bằng, nạn thất nghiệp tăng lên, dẫn đến nhiều vấn đề xã hội trở nên trầm trọng, v.v. Điều đó càng chứng tỏ thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là đúng đắn và có ý nghĩa thời đại như thực tiễn đã và đang minh chứng: Cải cách chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc (từ năm 1978), đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) và các quá trình tương tự ở các nước xã hội chủ nghĩa khác được triển khai với các nguyên tắc đúng đắn; vừa toàn diện, đồng bộ; vừa có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, giải pháp phù hợp; vừa kiên định và sáng tạo, kế thừa và phát triển, gắn lý luận với thực tiễn, gắn quốc gia với thế giới. Nhờ vậy, Trung Quốc đã trở thành cường quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; Cuba hiên ngang trước bao vây cấm vận, kiên định xây dựng quốc gia xã hội chủ nghĩa độc lập, có chủ quyền, dân chủ, thịnh vượng và bền vững; các nước xã hội chủ nghĩa khác đều có nhiều thành công trong xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội. Đây thật sự là một quá trình cải cách, đổi mới thành công cả về tư duy lý luận, nhận thức, tầm nhìn và thực tiễn, chủ trương, chính sách, khẳng định xung lực của chủ nghĩa xã hội trước mọi sóng cồn, gió cả của thời cuộc.
Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch, phản động sử dụng thủ đoạn tấn công trên nhiều phương diện. Chúng xuyên tạc rằng, Hồ Chí Minh không có tư tưởng riêng, mà chỉ là ảo tưởng do Đảng Cộng sản nghĩ ra. Hơn thế, chúng còn đưa ra luận điệu tư tưởng Hồ Chí Minh không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay và cho rằng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến đấu tranh dân tộc, theo chủ nghĩa dân tộc nên chỉ có giá trị trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc chứ không có giá trị đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là sự xuyên tạc vô căn cứ, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử của Việt Nam, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác – Lênin với giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chuyển hóa thành hệ thống thế giới quan, phương pháp luận, nhân sinh quan khoa học, cách mạng, sinh động, giàu tính thực tiễn, có giá trị dẫn đường cho thành công của cách mạng Việt Nam.
Thực hiện mưu đồ phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động tiến hành thủ đoạn vô cùng nham hiểm, đó là tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là một thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc, nhằm làm đứt gãy từng bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ biện luận rằng: chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ phù hợp với phương Tây, còn tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với Việt Nam. Điển hình là việc Hồ Chí Minh không bao giờ “bê nguyên xi” chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà đều có sự thay đổi. Do đó, các thế lực thù địch ra sức kêu gọi “chỉ cần theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bỏ qua chủ nghĩa Mác – Lênin” hay “chỉ cần chủ nghĩa Mác – Lênin là đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam”. Họ còn cho rằng: “chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan, thiên về đấu tranh giai cấp, đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đề cao đoàn kết và thống nhất; Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ nhấn mạnh đến đoàn kết chứ không nhấn mạnh đến đấu tranh”. Việc tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở để các thế lực thù địch, phản động tiến thêm một bước nữa đòi lấy tư tưởng Hồ Chí Minh thay thế cho chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam. Từ đó, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam và cũng gián tiếp phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng: tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với chủ nghĩa Mác – Lênin ở bản chất khoa học và cách mạng, ở lý tưởng và mục tiêu nhân văn vì con người, vì giải phóng giai cấp, dân tộc và nhân loại. Về bản chất, tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với chủ nghĩa Mác – Lênin chứ không hề có sự khác biệt, đối trọng nhau như những luận điệu của thế lực thù địch rêu rao. Có được điều đó là do chính Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu, kế thừa, phát triển lên tầm cao mới, vận dụng phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Giá trị và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nhân loại nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng là không thể phủ nhận. Do vậy, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu khách quan, đòi hỏi phải kết hợp giữa kiên định và phát triển; trung thành và vận dụng sáng tạo; giữa lý luận và thực tiễn; giữa tổng kết với bổ sung, phát triển; giữa bảo vệ và đấu tranh, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin luôn và mãi là nền tảng tư tưởng vững chắc của các đảng cộng sản cầm quyền, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta những người con của quê hương đất Việt không những phải luôn giữ gìn cho nền độc lập, đấu tranh của dân tộc mà còn luôn cố gắng phấn đấu đem hết khả năng của mình để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi dẹp. Chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, vận dụng linh hoạt học thuyết Mác – Lênin vào thực tế cuộc sống và tích cực đấu tranh không khoan nhượng với bè lũ phản động để bảo vệ hệ tư tưởng chính trị đúng đắn của Đảng. Là người đảng viên, giáo viên tôi luôn tuyệt đối tin tưởng và trung thành vào sự lãnh đạo tài tình của đảng, luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê chống các biểu hiện tiêu cực suy thái về đạo đức suy thái về ý thức chính trị, thường xuyên tuyên truyền về đường lối lãnh đạo của đảng trong nhân dân để mọi người dân cùng thực hiện, từ đó góp phần nhỏ bé vào sự thành công của nhiệm vụ làm trong sạch đảng và làm cho đảng cộng sản của chúng ta ngày càng lớn mạnh. Với công việc của mình, hàng ngày tôi thường xuyên chăm sóc, nuôi dưỡng tỉ mỉ, cận thận chu đáo lớp măng non của đất nước, trang bị cho các con hành trang cần thiết dáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để sau naỳ những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ làm giàu đẹp thêm tô thắm thêm truyền thống dân tộc Việt Nam và bảo vệ vững chắc thành quả của chủ nghĩa xã hội.