Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ
Trong những ngày qua tình hình dịch covid 19 diễn biến rất nguy hiểm và phức tạp. Trong các đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ, trẻ em mầm non và các em học sinh trong các cơ sở giáo dục là nhóm đặc biệt và quan trọng do đó học sinh phải tạm dừng đến trường để đảm bảo an toàn
Song bên cạnh đó trẻ nghỉ dịch ở nhà phụ huynh cần hướng dẫn chăm sóc trẻ một cách hợp lý để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh phòng chống dịch covid 19. Luôn cho trẻ ăn uống đủ chất cần chú ý đến những loại thực phẩm chứa nhiều nước và các loại vitamin. Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ rửa tay sạch sẽ cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ tránh xa được những căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt là đối với tình hình dịch bệnh hiện nay. Tăng cường miễn dịch cho trẻ, đảm bảo chế độ sinh hoạt cho trẻ phù hợp với độ tuổi, bổ sung đa dạng thực phẩm hàng ngày
Ngoài việc chăm sóc vệ sinh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, thì bên cạnh đó phụ huynh cũng cần quan tâm đó là việc đảm bảo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ khi trẻ ở nhà. Bởi khi trẻ nghỉ học bố mẹ vẫn phải đi làm trẻ ở nhà với ông, bà, anh, chị, đôi khi không có sự giám sát chặt chẽ của người lớn sẽ dẫn tới nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích.
Môi trường tự nhiên vô cùng hấp dẫn với trẻ nhỏ, trẻ được chơi với môi trường tự nhiên, chạy đuổi bướm, hái hoa, hay ngồi ngắm những đám mây trên bầu trời, ngồi nhìn mưa rơi, lúc đó trong đầu trẻ có biết bao sự tò mò muốn tìm hiểu muốn khám phá, muốn được giải đáp, muốn được thực hành để thỏa mãn nhu cầu về môi trường tự nhiên. Nhưng tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước, gây ra những thương tổn trên cơ thể trẻ và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Nhất là ở lứa tuổi mầm non, các con hiếu động, tò mò và chưa kĩ năng tự bảo vệ mình.
Hàng năm, tỷ lệ tai nạn, thương tích gây tử vong đối với nhóm tuổi từ 0 - 18 tuổi chủ yếu là do chết đuối, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã và điện giật. Công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ mà còn là yếu tố đảm bảo phát triển giáo dục toàn diện. Tai nạn thương tích ở trẻ em là thứ "họa bất kỳ" mà không ai mong muốn.
Chính vì vậy các bậc làm cha làm mẹ luôn quan tâm đến con em mình một cách sát sao, cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hiệu quả nhất
Những tai nạn thương tích luôn rình dập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ, và những tác nhân gây ra tai nạn thương tích cho trẻ đó là: Tai nạn do ngã, tai nạn đuối nước, tại nạn do ngộ độc, tai nạn thương tích xảy ra do vật sắc nhọn, tai nạn thương tích do ngạt thở, tai nạn thương tích do bỏng, tai nạn thương tích do giao thông, tai nạn do các con vật hoang dã cắn…..
Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra các bậc cha mẹ trẻ cần có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa đồng thời dạy cho trẻ một số kỹ năng cần thiết, để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc
- Phòng ngã: Các con còn nhỏ và hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa các con còn được vui chơi, chạy nhảy thỏa thích. Chính vì vậy mà ngã có thể xảy ra bất cứ lúc nào và dẫn đến những hậu quả khôn lường như: trầy xước, chảy máu, gãy tay - chân, vỡ đầu… Phụ huynh không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn, bàn ghế đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay, dụng cụ thể duc thể thao phải đảm bảo an toàn, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, chạy nhảy khi đi cầu thang, không thò đầu ra lan can. Hướng dẫn các con chơi an toàn với đồ chơi ngoài trời.
Khi trẻ bị hóc , sặc phụ hunh động viên, trấn an trẻ. Tuyệt đối không đưa tay vào miệng móc dị vật khi trẻ còn thở được và đang trong cơn ho. Cho trẻ ngồi xuống ghế, cúi người về phía trước, khuyến khích trẻ ho để đẩy dị vật ra ngoài. Nếu trẻ không thở được, gọi ngay cấp cứu, đồng thời thực hiện các biện pháp sơ cứu:
* Phương pháp vỗ lưng: Cho trẻ đứng, cúi thấp người, miệng há. Người sơ cấp cứu quỳ bên cạnh trẻ. Một tay đỡ ngực, một tay vỗ mạnh vào giữa xương bả vai tối đa 5 lần. Đánh giá sự cải thiện tình trạng trẻ sau mỗi lần vỗ.
* Phương pháp Heimlich: Áp dụng khi dị vật chưa ra sau 5 lần vỗ lưng: Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn. Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6 -10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc là được..
Trường hợp trẻ bị điện giật
Trẻ mầm non là độ tuổi mà trẻ luôn tò mò, thích khám phá tìm hiểu mọi thứ xung quanh trẻ, những hành động, việc làm thường ngày của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp với trẻ. Thế giới xung quanh trẻ là vạn vật bao la kích thích sự tò mò của trẻ đó là những đồ dùng, vật dụng quen thuộc và bên cạnh đó cũng có những vật dụng có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn của trẻ như các đồ dùng dẫn điện. Nếu trẻ tiếp xúc, sử dụng những đồ dùng dẫn điện ấy rất dễ khiến trẻ bị điện giật và nguy hiểm đến tính mạng cuả trẻ khi không phát hiện kịp thời. Khi trẻ bị điện giật phụ huynh nhanh chóng ngắt dòng điện bằng cách rút dây điện ra hoặc ngắt cầu chì. Nếu không thể ngắt được dòng điện, dùng vật không dẫn điện như chổi, ghế, thanh gỗ khô… để đẩy trẻ em ra khỏi nguồn điện bị giật. Nếu trẻ em bất tỉnh, nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch đập của trẻ em, nếu tim ngưng thở thì gọi ngay cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu có vết phỏng do điện: cởi bỏ quần áo và rửa vùng bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho tới khi cơn đau dịu xuống rồi băng lại bằng băng, gạc không có lông tơ. Nhanh chóng đưa trẻ em tới cơ sở y tế.

Trẻ bị vật nhọn cắm vào tay, đứt tay chảy máu
Trẻ mầm non rất hiếu động khi vui chơi có
thể những mảnh vỡ của đồ chơi, những vết sước của cây, cạnh của bàn ghế bị vỡ nhỏ... cắm vào tay gây chảy máu phụ huynh hãy nâng phần bị thương lên cao hơn mức tim trẻ và ấn mạnh xung quanh vật cắm vào vết thương. Đừng cố kéo vật đâm vào vết thương ra, vì làm như vậy càng làm máu chảy ra nhiều hơn. Đặt miếng gạc lên vết thương và cả vật cắm để giảm tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng, dùng những miếng gạc tiệt trùng làm thành những miếng đệm cao ngang bằng với vật cắm vào vết thương. Giữ chặt các miếng đệm, bằng cách lấy băng băng lại rồi đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu để lấy vật cắm vào vết thương ra.
Nếu trẻ bị đứt tay chảy máu nhẹ phụ huynh cần rửa tay thật sạch rồi làm sạch vết thương bằng cách lau nhẹ vết thương bằng nước sạch dùng bằng gạc tiệt trùng sẵn hoặc bông sạch nhúng vào nước ấm. Sử dụng một miếng gạc tiệt trùng đặt lên trên để che và giữ sạch vết thương rồi băng vết thương lại. Không nên thoa bất kì một loại thuốc mỡ nào lên vết thương, che đậy vết thương bằng băng gạc tiệt trùng cho đến khi vết thương khỏi hẳn. Điều này giúp cho vùng bị thương giữ độ ẩm và giúp cho vết thương chóng lành. Hãy thay băng mỗi ngày, chú ý dấp nước ấm trước khi tháo băng để tháo băng cho dễ.

Phòng ngừa bị bỏng phụ huynh luôn bố trí bếp nấu ăn hợp lý không để đồ đụng nước nóng trong tầm với của trẻ không để trẻ nhỏ tiếp xúc cới diêm, bật lửa, nước sôi, thức ăn nóng đang đun, không để trẻ tự tắm dưới vòi nước nóng, lạnh. Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả khó lường
Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nêu cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước